Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là mẫu nào?
- Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là bao lâu?
- Tổ chức nhận ủy thác có bắt buộc phải mở tài khoản nhận ủy thác để thực hiện các giao dịch thu, chi không?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 10/2016/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-NHNN và khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-NHNN) như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập bằng tiếng Việt:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán 03 (ba) năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ;
c) Bản sao văn bản quyết toán thuế hoặc văn bản xác nhận của cơ quan thuế chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
d) Quy định nội bộ về quản lý hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động nhận ủy thác để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
đ) Báo cáo về tình hình tuân thủ các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động nhận ủy thác của ngân hàng thương mại của năm liền kề năm nộp hồ sơ;
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-NHNN.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là bao lâu?
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 10/2016/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-NHNN và khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-NHNN) như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
...
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
a) Ngân hàng thương mại có nhu cầu thực hiện hoạt động nhận ủy thác nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 06 (sáu) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho ngân hàng thương mại. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định, thời hạn Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là 35 (ba mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổ chức nhận ủy thác có bắt buộc phải mở tài khoản nhận ủy thác để thực hiện các giao dịch thu, chi không?
Việc mở tài khoản nhận ủy thác được quy định tại Điều 19 Thông tư 10/2016/TT-NHNN như sau:
Mở tài Khoản nhận ủy thác
1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải mở 01 (một) tài Khoản nhận ủy thác để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
2. Trường hợp tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại thì được mở 01 (một) tài Khoản nhận ủy thác tại chính ngân hàng thương mại đó hoặc tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép khác để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
3. Trường hợp thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài Khoản nhận ủy thác, tổ chức nhận ủy thác được mở 01 (một) tài Khoản nhận ủy thác tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép khác, sau đó chuyển toàn bộ số dư trên tài Khoản này sang tài Khoản mới và đóng tài Khoản đã mở trước đây. Thủ tục mở, đóng tài Khoản nhận ủy thác thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài Khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng được phép. Tổ chức nhận ủy thác chỉ được thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài Khoản mới mở quy định tại Điều 20 Thông tư này sau khi đã đóng tài Khoản nhận ủy thác đã mở trước đây.
4. Khi thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, ngân hàng thương mại được ký hợp đồng với các tổ chức lưu ký nước ngoài để lưu ký danh Mục tài sản của khách hàng ủy thác ở nước ngoài.
Như vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải mở 01 (một) tài khoản nhận ủy thác để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?