Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là mẫu nào?
- Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt bao nhiêu văn phòng đại diện tại Việt Nam?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là mẫu nào?
- Việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thực hiện ra sao?
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt bao nhiêu văn phòng đại diện tại Việt Nam?
Việc đặt văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quy định tại Điều 8 Nghị định 58/2022/NĐ-CP như sau:
Địa bàn và lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại địa bàn và theo lĩnh vực quy định trong Giấy đăng ký.
2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt 01 Văn phòng đại diện tại một trong ba địa điểm là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài không đặt tại trụ sở các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam.
Như vậy, theo quy định thì tổ chức phi chính phủ nước ngoài chỉ được được đặt 01 văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt bao nhiêu văn phòng đại diện tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 58/2022/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện gồm các văn bản sau:
a) 01 đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 bản sao Điều lệ và 01 bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
c) 01 bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong 05 năm tại một hay nhiều địa phương mà quy mô, tính chất của chương trình, dự án đó đòi hỏi sự điều hành, giám sát thường xuyên, tại chỗ;
d) 01 bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án, phi dự án đã triển khai trong 03 năm liên tiếp trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy Đăng ký lập Văn phòng đại diện (nếu có);
đ) 01 hồ sơ đề nghị chấp thuận Trưởng Văn phòng đại diện gồm các văn bản sau:
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quy định theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2022/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại đây.
Việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thực hiện ra sao?
Việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện được quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 58/2022/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện
...
6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại khoản 1 Điều này và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ, quyết định cấp hoặc không cấp Giấy đăng ký hoạt động và thông báo kết quả tới Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Giấy đăng ký hoạt động được cấp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Việc thẩm định được thực hiện bằng hình thức tổng hợp ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị thẩm định về các nội dung sau:
a) Tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ;
b) Tính phù hợp của mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam và mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương;
c) Tư cách pháp nhân và quá trình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
d) Nhân thân, lý lịch của Người đại diện;
đ) Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội của các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
7. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại khoản 1 Điều này, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển Giấy đăng ký hoạt động tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định, việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thực hiện bằng hình thức tổng hợp ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị thẩm định về các nội dung sau:
(1) Tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ;
(2) Tính phù hợp của mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam và mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương;
(3) Tư cách pháp nhân và quá trình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
(4) Nhân thân, lý lịch của Người đại diện;
(5) Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội của các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?