Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là mẫu nào?
- Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có bắt buộc phải lấy ý kiến tham khảo của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương không?
- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được lập thành bao nhiêu bản chính?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 78/2015/TT-BTNMT) như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;
b) Bảng kê danh mục, khối lượng và lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm; Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này;
c) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp) Giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển, Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển do cơ quan có thẩm quyền cấp;
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 52/2013/TT-BTNMT.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có bắt buộc phải lấy ý kiến tham khảo của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương không?
Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Trình tự cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
...
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 Thông tư này.
4. Nếu thông tin trong hồ sơ đăng ký có dấu hiệu khai báo sai hoặc hàng nguy hiểm vận chuyển với khối lượng lớn hoặc có tính nguy hại cao, Tổng cục Môi trường sẽ trực tiếp kiểm tra hoặc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương kiểm tra điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Thông tư này trước khi cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Thời hạn kiểm tra, cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
5. Tổng cục Môi trường có thể lấy ý kiến tham khảo của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh về việc đồng thuận hoặc không đồng thuận đối với việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Như vậy, theo quy định trên thì việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không bắt buộc phải lấy ý kiến tham khảo của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được lập thành bao nhiêu bản chính?
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu về Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
...
b) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc đường sắt, nhưng phải tuân theo các quy định tương ứng tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa hoặc Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển và trách nhiệm quy định tại các Điều 5, 6, 8, 9, 10 và Điều 20 Thông tư này.
3. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp 03 (ba) bản chính, trong đó: 01 (một) bản gốc lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 12 Thông tư này; 01 (một) bản chính gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh; và 01 (một) bản chính gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Như vậy, theo quy định, Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp 03 (ba) bản chính, trong đó:
- 01 (một) bản gốc lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
- 01 (một) bản chính gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh;
- 01 (một) bản chính gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?