Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất hiện nay?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất hiện nay?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm cần những gì?
- Ai có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm?
- Việc xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm phải tuân thủ các quy định như thế nào?
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất hiện nay?
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất tại đây.
Mẫu Đơn đề nghị cấp phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm cần những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Giấy phép xây dựng công trình đường dây ngầm, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng công trình bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Một trong các giấy tờ về cho phép đầu tư xây dựng công trình;
c) Thỏa thuận về hướng tuyến với cơ quan quản lý quy hoạch địa phương nếu công trình đó chưa được xác định trong quy hoạch đô thị được phê duyệt;
d) Bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí, mặt bằng, mặt cắt; chiều sâu công trình; sơ đồ đấu nối kỹ thuật.
...
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu hướng dẫn cụ thể trên;
- Một trong các giấy tờ về cho phép đầu tư xây dựng công trình;
- Thỏa thuận về hướng tuyến với cơ quan quản lý quy hoạch địa phương nếu công trình đó chưa được xác định trong quy hoạch đô thị được phê duyệt;
- Bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí, mặt bằng, mặt cắt; chiều sâu công trình; sơ đồ đấu nối kỹ thuật.
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm?
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Giấy phép xây dựng công trình đường dây ngầm, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật
...
2. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật cấp I, II;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật còn lại.
3. Đơn đề nghị cấp phép và giấy phép xây dựng được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định trên, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm cấp I, II;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm còn lại.
Việc xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm phải tuân thủ các quy định như thế nào?
Việc xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm phải tuân thủ các quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
...
5. Việc xây dựng công trình ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định sau:
a) Quy hoạch đô thị, quy chuẩn về xây dựng ngầm, giấy phép xây dựng;
b) Không được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất đã được xác định (trừ phần đấu nối kỹ thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm) thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân công trình và các công trình lân cận; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch đô thị.
Như vậy, việc xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm phải tuân thủ các quy định sau:
- Quy hoạch đô thị, quy chuẩn về xây dựng ngầm, giấy phép xây dựng;
- Không được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất đã được xác định (trừ phần đấu nối kỹ thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm) thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân công trình và các công trình lân cận; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch đô thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?