Mẫu đơn đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc hiện nay là mẫu đơn nào? Thủ tục đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện ra sao?
Hồ sơ đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về hồ sơ đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
...
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
d) Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
đ) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
e) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ bao gồm các giấy tờ như:
(1) Văn bản đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc. Trong văn bản đề nghị phải nêu rõ:
- Lý do chia tổ chức;
- Tên tổ chức đề nghị;
- Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập;
- Tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia;
- Địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm trước và sau khi chia;
- Cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi chia;
(2) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia;
(3) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
(4) Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
(5) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
(6) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Mẫu đơn đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc hiện nay là mẫu đơn nào? Thủ tục đề nghị chia tổ chức tôn giá trực thuộc thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc hiện nay là mẫu đơn nào?
Theo điểm i tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 quy định như sau:
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
...
3. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH
...
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B13, Phụ lục Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017).
- Đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B14, Phụ lục Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017).
...
Như vậy, việc đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc thành một tổ chức mới sẽ được lập theo mẫu B14 ban hành kèm theo Phụ lục Nghị định 162/2017/NĐ-CP tải về.
Thủ tục đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc thành tổ chức mới có địa bàn hoạt động ở một tỉnh được thực hiện như thế nào?
Theo điểm a và điểm b tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 thì thủ tục đề nghị chia tổ chức tôn giáo trực thuộc thành tổ chức mới được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị
Tổ chức tôn giáo trước khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ.
Tổ chức tôn giáo nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Nội vụ; qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ và có giấy hẹn trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Trình và phê duyệt hồ sơ
Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc chia tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Trường hợp không chấp thuận thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?