Mẫu đơn đề nghị cho phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
- Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài nào do Chính phủ quyết định?
- Mẫu đơn đề nghị cho phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
- Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài gồm những gì?
- Trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định thế nào?
Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài nào do Chính phủ quyết định?
Quy định về hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài do Chính phủ quyết định tại Điều 9 Nghị định 135/2015/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp đầu tư khác
1. Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên, tổ chức kinh tế khác thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Khoản 4, Khoản 5 Điều 10 và Điều 13 Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên, tổ chức kinh tế khác thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Khoản 4, Khoản 5 Điều 10 và Điều 13 Nghị định này sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị cho phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-NHNN, đơn đề nghị cho phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu tại đây nha
Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-NHNN, hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với các trường hợp đầu tư khác gồm những tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị cho phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
+ Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. Trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
+ Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh tế về việc phê duyệt chủ trương đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đính kèm phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (trong đó nêu rõ tổng vốn đầu tư, Mục đích đầu tư, hình thức đầu tư, công cụ đầu tư, nguồn vốn để thực hiện đầu tư, thời hạn đầu tư, tổ chức tín dụng nơi dự kiến mở tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài).
Trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-NHNN, trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thực hiện như sau:
(1) Nhà đầu tư nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 06 (sáu) bộ hồ sơ đề nghị cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng tiếng Việt đến Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu nhà đầu tư chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
(2) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước gửi lấy ý kiến tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ quản lý ngành liên quan.
(3) Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước tổng hợp ý kiến của các cơ quan quy định (2) và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(4) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Lưu ý: Việc chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển vốn và nguồn thu nhập hợp pháp về Việt Nam đối với các trường hợp đầu tư khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép phải thực hiện thông qua 01 (một) tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của nhà đầu tư mở tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép theo phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?