Mẫu đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định thế nào?
- Thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp gồm mấy bước?
- Quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có thời hạn bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định thế nào?
Mẫu đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi các khoản 24 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP và khoản 25 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
1. Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận theo Mẫu số 13a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao quyết định thành lập cơ sở có chức năng đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
c) Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp;
d) Danh sách bao gồm ít nhất 02 giảng viên có trình độ từ đại học trở lên.
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định theo Mẫu số 13a ban hành kèm theo Nghị định 18/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tại đây.
Mẫu đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp gồm mấy bước?
Thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi các khoản 24 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP và khoản 25 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
1. Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận theo Mẫu số 13a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao quyết định thành lập cơ sở có chức năng đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
c) Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp;
d) Danh sách bao gồm ít nhất 02 giảng viên có trình độ từ đại học trở lên.
2. Trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Bộ Công Thương xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
...
Như vậy, theo quy định, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp gồm 2 bước sau đây:
(1) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Bộ Công Thương xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ;
(2) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
Quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có thời hạn bao lâu?
Quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi các khoản 24 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP và khoản 25 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
...
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
3. Quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có thời hạn hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
3a. Trường hợp có thay đổi thông tin trong hồ sơ đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp đã được công nhận, cơ sở đào tạo phải thông báo cho Bộ Công Thương bằng văn bản.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành thông báo công nhận nội dung thông tin thay đổi. Trường hợp thông tin thay đổi có nội dung trái pháp luật hoặc không phù hợp với quy định của Nghị định này, Bộ Công Thương thông báo không công nhận nội dung thay đổi.
4. Bộ Công Thương quy định khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Như vậy, theo quy định, quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có thời hạn hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?