Mẫu đơn đề nghị thay đổi Chấp hành viên như thế nào? Có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong những trường hợp nào?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi Chấp hành viên như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi Chấp hành viên như thế nào? Có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Theo đó, đơn đề nghị thay đổi Chấp hành viên được thực hiện theo mẫu số D02-THADS ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BTP như sau:
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị thay đổi chấp hành viên
Thực hiện thủ tục yêu cầu thay đổi Chấp hành viên tại Chi cục Thi hành án dân sự theo trình tự thế nào?
Trình tự thực hiện thủ tục yêu cầu thay đổi Chấp hành viên tại Chi cục Thi hành án dân sự được quy định tại tiểu mục 3 Mục B Phần II Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2303/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Thủ tục Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
Trình tự thực hiện:
- Đương sự có văn bản gửi Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, thực hiện thủ tục yêu cầu thay đổi Chấp hành viên tại Chi cục Thi hành án dân sự theo trình tự như sau:
- Đương sự có văn bản gửi Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.
Đương sự được quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong những trường hợp nào?
Những trường hợp đương sự được quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên được quy định tại tiểu mục 3 Mục B Phần II Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2303/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Thủ tục Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
...
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
- Thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự. Cụ thể:
Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
- Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
- Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
...
Theo đó, đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
- Thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008, cụ thể:
Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
- Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
- Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?