Mẫu đơn đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở việt nam mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở việt nam mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam có bắt buộc phải là người cư trú tại Việt Nam không?
- Cơ sở đào tạo tôn giáo có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không?
- Việc tổ chức đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở việt nam mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở việt nam mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu B40 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP.
Tải về: Mẫu đơn đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở việt nam mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu đơn đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở việt nam mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam có bắt buộc phải là người cư trú tại Việt Nam không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam
1. Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, tự nguyện đăng ký học và được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo; họ và tên, quốc tịch của người đăng ký học, khóa học, thời gian học;
b) Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.
c) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, tự nguyện đăng ký học và được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
Cơ sở đào tạo tôn giáo có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 38 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
1. Trước khi thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên cơ sở đào tạo, họ và tên người đại diện cơ sở đào tạo, sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo;
b) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo;
c) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo gồm các nội dung cơ bản: tên cơ sở đào tạo; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản;
d) Dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
đ) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo có văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo.
Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo không thành lập cơ sở đào tạo thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
5. Cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Việc tổ chức đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 39 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo
1. Chậm nhất là 20 ngày trước khi cơ sở đào tạo tôn giáo bắt đầu hoạt động, người đại diện cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo kèm theo văn bản thành lập, quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh, danh sách thành viên ban lãnh đạo, báo cáo về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động.
2. Việc tổ chức đào tạo, tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh đã thông báo.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc tổ chức đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh đã thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?