Mẫu đơn đề nghị xem xét giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm hiện nay là mẫu nào?
Tính chất của việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm là gì?
Tính chất của việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 254 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 255 của Luật này.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 255 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
...
Như vậy, tính chất của việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm đó là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
(1) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
(2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
(3) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Tính chất của việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị xem xét giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm hiện nay là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị xem xét giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP như sau:
Ban hành biểu mẫu trong tố tụng hành chính
1. Ban hành 62 biểu mẫu theo Danh mục kèm theo Nghị quyết này.
2. Các biểu mẫu khác sẽ tiếp tục được ban hành trong thời gian tới.
Đồng thời, căn cứ Danh mục 62 biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP quy định:
62 BIỂU MẪU TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
...
Mẫu số 46-HC Bản án phúc thẩm
Mẫu số 47-HC Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm
Mẫu số 48-HC Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
Mẫu số 49-HC Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
Mẫu số 50-HC Giấy xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị xem xét giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định theo Mẫu số 48-HC ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị xem xét giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm tại đây.
Đương sự có thể nộp đơn đề nghị xem xét giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm bằng hình thức nào?
Hình thức nộp đơn đề nghị xem xét giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 258 Luật tố tụng hành chính 2015 như sau:
Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp nhận được thông báo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 256 của Luật này thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ thụ lý để giải quyết.
2. Tòa án, Viện kiểm sát thụ lý đơn đề nghị khi có đủ nội dung và tài liệu kèm theo quy định tại Điều 257 của Luật này. Tòa án, Viện kiểm sát có thể yêu cầu đương sự bổ sung nội dung đơn và tài liệu trong trường hợp chưa đầy đủ. Trường hợp đương sự không thực hiện theo yêu cầu bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản trả lại đơn đề nghị cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
...
Như vậy, theo quy định, đương sự có thể nộp đơn đề nghị xem xét giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?