Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện? Ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ đi tù mấy năm?

Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện? Ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ đi tù mấy năm? Tổ chức nhận tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ phải công khai tổng số tiền đã nhận khi nào?

Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện là mẫu nào?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện, tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo chiêu trò lừa gạt nhằm chiếm đoạt tài sản với các nội dung sau đây:

Tiếp nhận tố cáo
1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Theo đó, đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện phải có các nội dung sau đây:

- Ngày, tháng, năm tố cáo

- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

- Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

- Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện? Ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ đi tù mấy năm?

TẢI VỀ: Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện

Ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ đi tù mấy năm?

Người có hành ăn chặn tiền từ thiện được xem là người có hành vi nhận được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt chiếm đoạt tiền từ thiện để dùng cho mục đích cái nhân mà không dùng cho mục đích từ thiện.

Do đó, người có hành hành vi ăn chặn tiền từ thiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể như sau:

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017): Mức phạt đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản.

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):

Hành vi ăn chặn tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện mà không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ.

Theo đó, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nêu trên thì mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 20 năm tù, đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện? Ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ đi tù mấy năm?

Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện? Ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ đi tù mấy năm? (Hình từ Internet)

Tổ chức nhận tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ phải công khai tổng số tiền đã nhận khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:

Công khai đóng góp tự nguyện
1. Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
...
4. Thời điểm công khai:
a) Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành;
b) Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 01 đến 03 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện;
c) Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: Công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận; công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng;
d) Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
...

Theo đó, tổ chức nhận tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

Theo đó, tổ chức nhận tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ phải công khai tổng số tiền đã nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận, đồng thời công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Tải về quy định liên quan đến Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tải trọn bộ các quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn điều tra đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Pháp luật
Giấy vay nợ bị rách có đòi tiền được không? Thiếu nợ không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án chuyến bay giải cứu là cháu ruột của liệt sĩ thì có được giảm nhẹ án?
Pháp luật
Hotline trình báo về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì? Hồ sơ tố cáo lừa đảo bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Đảng viên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu TNHS có bị khai trừ khỏi đảng không?
Pháp luật
Scam vé là gì? Người scam vé sẽ bị xử lý như thế nào? Scam vé có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Hướng dẫn quét mã QR trên điện thoại Android nhanh chóng? Quét mã QR trên điện thoại Android phải tải app nào?
Pháp luật
Telegram là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua Telegram bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
Pháp luật
Lừa đảo cập nhật VNeID nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính ra sao và bị xử phạt hình sự thế nào?
Pháp luật
Lừa đảo tuyển dụng là gì? Lừa đảo tuyển dụng qua mạng bị phạt bao nhiêu? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Cần làm gì khi bị lừa đảo tuyển dụng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
694 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào