Mẫu đơn xác nhận quan hệ nhân thân mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xác nhận quan hệ nhân thân?
Mẫu đơn xác nhận quan hệ nhân thân mới nhất?
Đơn xác nhận quan hệ nhân thân là văn bản do cá nhân lập ra để xác nhận mối quan hệ giữa mình và một hoặc nhiều người khác, thường dùng trong các thủ tục hành chính, pháp lý hoặc giao dịch dân sự.
Tham khảo mẫu đơn xác nhận quan hệ nhân thân mới nhất
Tải về Mẫu đơn xác nhận quan hệ nhân thân mới nhất
Hướng dẫn cách viết đơn xác nhận quan hệ nhân thân?
Tham khảo hướng dẫn cách viết đơn xác nhận quan hệ nhân thân dưới đây:
1. Quốc hiệu, tiêu ngữ
2. Tiêu đề đơn
ĐƠN XÁC NHẬN QUAN HỆ NHÂN THÂN (Viết in hoa, căn giữa, đậm)
3. Kính gửi
Ghi tên cơ quan có thẩm quyền xác nhận, thường là Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi bạn cư trú.
4. Thông tin người làm đơn
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Số điện thoại liên hệ:
5. Thông tin người cần xác nhận quan hệ nhân thân
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu (nếu có):
Mối quan hệ với người làm đơn: (Ví dụ: Cha/mẹ/con cái/vợ chồng/anh chị em...)
6. Nội dung xác nhận
Trình bày rõ mối quan hệ nhân thân giữa người làm đơn và người cần xác nhận.
Lý do cần xác nhận quan hệ nhân thân (Ví dụ: Làm thủ tục hành chính, thừa kế, bảo lãnh, vay vốn...).
7. Cam kết và đề nghị xác nhận
Cam kết thông tin cung cấp là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận để phục vụ mục đích cá nhân.
8. Ký tên và xác nhận của chính quyền địa phương
Người làm đơn ký, ghi rõ họ tên.
Xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn (có chữ ký, dấu mộc của cơ quan).
Mẫu đơn xác nhận quan hệ nhân thân mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xác nhận quan hệ nhân thân? (hình từ internet)
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Giấy tờ, tài liệu, thông tin chứng minh quan hệ nhân thân từ 2025 bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 154/2024/NĐ-CP có quy định về giấy tờ, tài liệu, thông tin chứng minh quan hệ nhân thân như sau:
- Công dân cung cấp thông tin về quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình cho cơ quan đăng ký cư trú khi nộp hồ sơ đăng ký cư trú; cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm khai thác thông tin này trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử qua VNeID hoặc trong CSDL quốc gia về dân cư, CSDL về cư trú, Kho quản lý dữ liệu điện tử tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh hoặc CSDL quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác khác.
Trường hợp không khai thác được thông tin chứng minh về quan hệ nhân thân trong các CSDL, hệ thống thông tin thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm kiểm tra, xác minh để giải quyết thủ tục về cư trú; công dân có trách nhiệm cung cấp bản sao, bản chụp, bản điện tử một trong các giấy tờ, tài liệu chứng minh về quan hệ nhân thân khi cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu.
- Trường hợp không khai thác được thông tin theo quy định nêu trên thì giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, bao gồm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thẻ căn cước (sử dụng thông tin mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước); xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về quan hệ vợ, chồng;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú; thẻ căn cước (sử dụng thông tin mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước); quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định về quan hệ cha, mẹ với con;
+ Ngoài các giấy tờ nêu trên, cơ quan, tổ chức nơi công dân đó đang công tác, sinh hoạt, học tập căn cứ vào hồ sơ, lý lịch cá nhân để xác nhận mối quan hệ vợ chồng, quan hệ cha, con cho cán bộ, nhân viên, thành viên thuộc tổ chức mình.
- Trường hợp không khai thác được thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 154/2024/NĐ-CP thì giấy tờ, tài liệu chứng minh nhân thân, mối quan hệ nhân thân của người thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, bao gồm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh; xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; trích lục đăng ký giám hộ; thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước; xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết; xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
+ Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi: Giấy khai sinh, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước (sử dụng thông tin mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước); Thẻ hội viên Hội người cao tuổi Việt Nam; Hộ chiếu; Sổ BHXH, Thẻ BHYT hoặc xác nhận của UBND cấp xã về ngày, tháng, năm sinh;
+ Giấy tờ chứng minh là người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của UBND cấp xã tại nơi cư trú;
+ Giấy tờ chứng minh là người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh, thẻ CCCD, thẻ căn cước (sử dụng thông tin mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước); Hộ chiếu; Thẻ BHYT hoặc xác nhận của UBND cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi nào?
Theo Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/don-xac-nhan-quan-he-nhan-than.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/251024/quan-he-nhan-than-la-gi.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Thanh Minh 2025 vào ngày mấy tháng mấy âm lịch? Tết Thanh Minh nên tảo mộ vào ngày nào? Thanh Minh năm 2025 vào ngày nào?
- 14 2 là ngày gì trong tình yêu? Quà tặng ngày 14 2 có thuộc đối tượng chịu thuế TNCN hay không?
- Mẫu Quyết định chỉ định cấp ủy chi bộ mới nhất? Tải về Mẫu Quyết định chỉ định cấp ủy chi bộ file word?
- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đảng bộ trình Đại hội Đảng bộ? Tải mẫu Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của đảng bộ mới nhất?
- Xe đi trong hầm đường bộ phải bật đèn chiếu xa hay gần? Không bật đèn xe ô tô khi đi trong hầm đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?