Mẫu đơn xin nghỉ phép đi khám nghĩa vụ quân sự mới nhất? Nghỉ làm đi khám nghĩa vụ quân sự có được trả lương?
Mẫu đơn xin nghỉ phép đi khám nghĩa vụ quân sự mới nhất?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được diễn ra từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương sẽ sắp xếp lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phù hợp.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể Mẫu đơn xin nghỉ phép đi khám nghĩa vụ quân sự, do đó người lao động có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu đơn xin nghỉ phép đi khám nghĩa vụ quân sự mới nhất
Mẫu đơn xin nghỉ phép đi khám nghĩa vụ quân sự mới nhất? Nghỉ làm đi khám nghĩa vụ quân sự có được trả lương? (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ làm đi khám nghĩa vụ quân sự có được trả lương không?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 13/2016/NĐ-CP như:
(1) Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
(2) Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được đảm bảo các chế độ sau:
- Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;
- Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
Theo đó, trường hợp người lao động không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi khám nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng các chế độ nêu trên.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, tùy trường hợp cụ thể khi người lao động nghỉ làm để đi khám nghĩa vụ quân sự như sau:
- Người lao động nghỉ có phép (theo phép năm của mình) thì được nghỉ trừ phép và được hưởng lương ngày nghỉ đó.
- Người lao động không có phép hoặc không còn phép thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động xin nghỉ việc riêng và không hưởng lương ngày đó.
Phân loại sức khỏe khi khám nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP có quy định về phương pháp cho điểm và phân loại sức khỏe khi khám nghĩa vụ quân sự như sau:
(1) Phương pháp cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
(2) Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Trong đó:
- Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực khi khám nghĩa vụ quân sự thực hiện theo quy định, tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
- Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Lưu ý: Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hiện nay được quy định tại Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
...
Theo đó, sau khi khám nghĩa vụ quân sự công dân đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 sẽ đạt tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?