Mẫu Đơn xin nghỉ việc sau thai sản cho lao động nữ mới nhất? Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng tiền dưỡng sức không?
Mẫu Đơn xin nghỉ việc sau thai sản cho lao động nữ mới nhất?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan cũng không quy định về Mẫu Đơn xin nghỉ việc sau thai sản cho lao động nữ.
Có thể tham khảo Mẫu Đơn xin nghỉ việc sau thai sản cho lao động nữ dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Đơn xin nghỉ việc sau thai sản cho lao động nữ
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Đơn xin nghỉ việc sau thai sản cho lao động nữ mới nhất? Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng tiền dưỡng sức không? (hình từ Internet)
Lưu ý quan trọng khi viết đơn xin nghỉ việc sau thai sản cho lao động nữ? Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng tiền dưỡng sức không?
Những lưu ý quan trọng khi viết đơn xin nghỉ việc sau thai sản cho lao động nữ:
(1) Thông tin cơ bản cần có trong đơn:
Thông tin cá nhân: họ tên, chức vụ, phòng ban
Thời gian đã làm việc tại công ty
Thời điểm sinh con và thời gian nghỉ thai sản
Ngày dự kiến kết thúc hợp đồng (thường phải báo trước ít nhất 45 ngày)
Lý do xin nghỉ việc (nêu rõ ràng, chuyên nghiệp)
(2) Về mặt pháp lý:
Đảm bảo thời gian báo trước theo quy định của Bộ luật Lao động (45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn)
Nêu rõ việc sẽ bàn giao công việc đầy đủ
Cam kết hoàn thành các thủ tục thanh toán, quyết toán theo quy định
(3) Về cách viết:
Dùng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự
Bày tỏ sự biết ơn với công ty và đồng nghiệp
Giữ thái độ chuyên nghiệp, tích cực
Trình bày rõ ràng, mạch lạc
(4) Những việc cần làm kèm theo:
Lưu giữ một bản sao đơn có xác nhận của công ty
Chuẩn bị sẵn kế hoạch bàn giao công việc
Thu thập đầy đủ giấy tờ liên quan đến thai sản và bảo hiểm xã hội
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tiền chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được chi trả cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng tiền dưỡng sức không còn phải phụ thuộc vào các điều kiện, bao gồm:
- Lao động nữ đã nghỉ hết thời gian thai sản.
- Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Theo đó, lao động nữ chỉ được nhận tiền dưỡng sức sau sinh nếu quay trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục.
Trường hợp nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn sẽ không được nhận tiền dưỡng sức do bảo hiểm xã hội chi trả.
Người lao động chọn phương án nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn sẽ mất đi một khoản tiền kha khá. Bởi nếu đi làm, người này sẽ được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày, mỗi ngày nghỉ được nhận 30% mức lương cơ sở. Như vậy, số tiền mất đi có thể lên đến hàng triệu đồng.
Xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có phải bồi thường cho công ty?
Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Đồng thời, theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động kể cả đang trong thời gian nghỉ thai sản. Tuy nhiên nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải đảm bảo thời gian báo trước. Nếu vi phạm về thời hạn báo trước thì người lao động sẽ phải bồi thường cho công ty.
Tuy nhiên, nếu là lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 hoặc thuộc các trường hợp khác theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì không phải thông báo trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm trừ điểm giấy phép lái xe là khi nào? Trừ điểm như thế nào khi cá nhân có nhiều hành vi vi phạm?
- Mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng?
- Yêu cầu về việc cấp vốn đối với dự án đầu tư xây dựng được quy định thế nào? Trình tự đầu tư xây dựng được quy định ra sao?
- Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào?
- Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm những hoạt động nào? Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?