Mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên mới nhất?
- Mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên mới nhất?
- Cách điền mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thế nào?
- Nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thông qua dưới hình thức nào?
Mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên mới nhất?
Hiện nay, mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được sử dụng theo Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Dưới đây là hình ảnh mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
TẢI VỀ mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên mới nhất 2024
Mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông mới nhất? Hướng dẫn chi tiết cách ghi mẫu đơn? (Hình từ Internet)
Cách điền mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thế nào?
Cách điền mẫu Đơn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được hướng dẫn chi tiết tại Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. (ví dụ: “Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên”).
(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự:
- Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội);
- Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số CMND/CCCD/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó;
Nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.
Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu;
Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội);
Nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.
(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;....).
(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).
(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thông qua dưới hình thức nào?
Căn cứ theo khoàn 5 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?