Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được quy định thế nào?
- Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được quy định thế nào?
- Ai có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam?
- Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
- Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 126/2018/NĐ-CP thì mẫu Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có dạng như sau:
Tải mẫu Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2023
Ai có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 126/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền:
a) Bên nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho bên nước ngoài để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo quy định trên, cơ quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 126/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký:
a) Nếu điều ước quốc tế có quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký được căn cứ theo thời hạn hiệu lực của điều ước quốc tế đó và được gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Nếu điều ước quốc tế không quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký là 05 năm và được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Theo đó, nếu điều ước quốc tế có quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký được căn cứ theo thời hạn hiệu lực của điều ước quốc tế đó và được gia hạn theo quy định.
Nếu điều ước quốc tế không quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký là 05 năm và được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm theo quy định.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 126/2018/NĐ-CP về hồ sơ như sau:
Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo kết quả hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam kể từ khi có Giấy chứng nhận đăng ký đến thời điểm đề nghị gia hạn.
Các văn bản trong hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
2. Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền:
a) Ít nhất 45 ngày làm việc, trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký hết thời hạn, cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký. Trường hợp cần lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày làm việc. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Như vậy, hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam gồm những tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị gia hạn.
+ Báo cáo kết quả hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam kể từ khi có Giấy chứng nhận đăng ký đến thời điểm đề nghị gia hạn.
Các văn bản trong hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?