Mẫu Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) là mẫu nào? Kê khai CNM bằng hình thức nào?
Mẫu Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT giải thích thì CNM là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ”.
Mẫu Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) được quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCT.
TẢI VỀ Mẫu Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM).
Mẫu Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Kê khai Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) bằng hình thức nào?
Hình thức kê khai Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) được quy định tại Điều 10 Thông tư 05/2018/TT-BCT như sau:
Kê khai CNM
CNM do các cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai CNM cụ thể như sau:
1. Ô số 1: tên giao dịch của thương nhân, địa chỉ, tên nước
2. Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu
3. Ô số 3: nước xuất xứ của hàng hóa
4. Ô số 4: nước đến cuối cùng của hàng hóa
5. Ô số 5: ngày hàng hóa đến Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến
6. Ô số 6: ngày hàng hóa rời Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến
7. Ô số 7: mô tả hàng hóa và mã HS theo mã HS trên bản gốc C/O do nước xuất khẩu đầu tiên cấp (nếu có); ký hiệu và số hiệu của kiện hàng
8. Ô số 8: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác
9. Ô số 9: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại
10. Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp CNM và chữ ký của thương nhân (dành cho thương nhân đề nghị cấp CNM)
11. Ô số 11: địa điểm cấp CNM, ngày tháng năm cấp CNM, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp CNM.
Đối chiếu với quy định trên thì Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy.
Nội dung kê khai CNM cụ thể như sau:
(1) Ô số 1: tên giao dịch của thương nhân, địa chỉ, tên nước;
(2) Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu;
(3) Ô số 3: nước xuất xứ của hàng hóa;
(4) Ô số 4: nước đến cuối cùng của hàng hóa;
(5) Ô số 5: ngày hàng hóa đến Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến;
(6) Ô số 6: ngày hàng hóa rời Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến;
(7) Ô số 7: mô tả hàng hóa và mã HS theo mã HS trên bản gốc C/O do nước xuất khẩu đầu tiên cấp (nếu có); ký hiệu và số hiệu của kiện hàng;
(8) Ô số 8: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác;
(9) Ô số 9: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại;
(10) Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và chữ ký của thương nhân (dành cho thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận);
(11) Ô số 11: địa điểm cấp giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ, ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ bao gồm những thông tin nào?
Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ
1. Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ, bao gồm thông tin tối thiểu như sau:
a) Nước xuất xứ ban đầu của hàng hóa, nước đến cuối cùng của hàng hóa;
b) Số tham chiếu và ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu;
c) Số lượng hàng hóa ghi trên Giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ không vượt quá số lượng ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu;
d) Ngày hàng hóa đến Việt Nam, ngày hàng hóa rời Việt Nam;
đ) Tên, địa chỉ hãng tàu vận chuyển, số và ngày vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương;
e) Tên, địa chỉ, chữ ký và con dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ nêu tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ của thương nhân theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
...
Như vậy, theo quy định, Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ bao gồm các thông tin tối thiểu sau đây:
(1) Nước xuất xứ ban đầu của hàng hóa, nước đến cuối cùng của hàng hóa;
(2) Số tham chiếu và ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu;
(3) Số lượng hàng hóa ghi trên Giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ không vượt quá số lượng ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu;
(4) Ngày hàng hóa đến Việt Nam, ngày hàng hóa rời Việt Nam;
(5) Tên, địa chỉ hãng tàu vận chuyển, số và ngày vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương;
(6) Tên, địa chỉ, chữ ký và con dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?