Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với thịt trâu đông lạnh nhập khẩu thực hiện theo mẫu nào?
Thực hiện kiểm dịch động vật đối với thịt trâu đông lạnh nhập khẩu như thế nào?
Đối với thịt trâu đông lạnh là sản phẩm của động vật trên cạn. Nội dung này anh tham khảo tại Điều 9 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT (Sửa đổi bởi khoản 4, khoản 5 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT), cụ thể như sau:
- Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật thú y 2015. Văn bản đề nghị theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật thú y 2015; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật thú y 2015; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật thú y 2015.
- Nội dung kiểm dịch:
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
+ Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Thú y 2015. Trường hợp lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra;
+ Theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.
Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với thịt trâu đông lạnh nhập khẩu thực hiện theo mẫu nào?
Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với thịt trâu đông lạnh nhập khẩu thực hiện theo mẫu nào? (Hình từ internet)
Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với thịt trâu đông lạnh nhập khẩu thực hiện theo mẫu nào?
Về mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 19 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT như sau:
"Điều 19. Quản lý, sử dụng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Các mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được in bằng mực đen trên giấy in khổ A4, ở giữa có Logo kiểm dịch động vật in chìm, màu đen nhạt, đường kính 12 cm.
2. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được đóng dấu “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu: ...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
a) Bản gốc: 01 lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 01 bản giao cho chủ hàng;
b) Bản sao: Căn cứ vào nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có) để cấp tối đa 03 bản sao cho chủ hàng, mỗi nơi giao hàng chỉ cấp 01 bản sao; các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc.
Trường hợp ủy quyền thì sử dụng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo Mẫu 12b và Mẫu 12d Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được đóng dấu “ORIGINAL” hoặc “COPY” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
a) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng trong đó 01 bản được nộp lại cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập sau khi lô hàng đã được tái xuất hết ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và có xác nhận của cơ quan kiểm dịch cửa khẩu xuất); các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc."
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch đối với thịt trâu đông lạnh nhập khẩu như thế nào?
Về hồ sơ đăng ký kiểm dịch đối với sản phẩm động vật trên cạn thực hiện theo khoản 1 Điều 45 Luật Thú y 2015 bao gồm:
- Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân.
- Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?