Mẫu giấy chứng nhận nhập cảnh cho người bị mất giấy thông hành ở nước ngoài nhập cảnh về nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy chứng nhận nhập cảnh cho người bị mất giấy thông hành ở nước ngoài nhập cảnh về nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy chứng nhận nhập cảnh cho người bị mất giấy thông hành ở nước ngoài nhập cảnh về nước mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu M03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2020/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu chứng nhận nhập cảnh cho người bị mất giấy thông hành ở nước ngoài nhập cảnh về nước: TẠI ĐÂY.
Mẫu giấy chứng nhận nhập cảnh cho người bị mất giấy thông hành ở nước ngoài nhập cảnh về nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn báo mất giấy thông hành ở nước ngoài trong bao lâu?
Thời hạn báo mất giấy thông hành ở nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 76/2020/NĐ-CP như sau:
Hủy giá trị sử dụng giấy thông hành còn thời hạn bị mất
1. Trường hợp bị mất giấy thông hành ở trong nước, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành trực tiếp nộp hoặc gửi đơn trình báo mất giấy thông hành theo Mẫu M02 ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan cấp giấy thông hành. Nếu vì lý do bất khả kháng không nộp hoặc gửi đơn theo thời hạn quy định thì phải giải thích cụ thể về lý do bất khả kháng.
2. Trường hợp bị mất giấy thông hành ở nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành phải báo cho cơ quan chức năng của nước sở tại để làm các thủ tục xác nhận việc mất giấy thông hành và được tạo điều kiện cho xuất cảnh; khi về nước phải trình báo về việc mất giấy thông hành với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu.
3. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu có trách nhiệm tiếp nhận trình báo của người bị mất giấy thông hành ở nước ngoài và cấp giấy chứng nhận nhập cảnh theo Mẫu M03 ban hành kèm theo Nghị định này cho người bị mất giấy thông hành.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn trình báo mất giấy thông hành hoặc giấy chứng nhận nhập cảnh của đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu, cơ quan cấp giấy thông hành thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy thông hành bị mất và thông báo cho bộ đội biên phòng tỉnh nơi công dân được cấp giấy thông hành.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn báo mất giấy thông hành ở nước ngoài trong 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, thì người bị mất giấy thông hành phải báo cho cơ quan chức năng của nước sở tại để làm các thủ tục xác nhận việc mất giấy thông hành và được tạo điều kiện cho xuất cảnh.
Khi về nước phải trình báo về việc mất giấy thông hành với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu.
Trình tự cấp giấy thông hành được thực hiện như thế nào?
Trình tự cấp giấy thông hành được quy định tại Điều 8 Nghị định 76/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự thực hiện
1. Người đề nghị cấp giấy thông hành nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
3. Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thì người được cử đi nộp hồ sơ xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu.
4. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện theo pháp luật của mình làm thủ tục.
5. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; kiểm tra, đối chiếu; thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả.
6. Người đề nghị cấp giấy thông hành phải nộp lệ phí; nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan quy định tại Điều 7 thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự cấp giấy thông hành được thực hiện như sau:
- Người đề nghị cấp giấy thông hành nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
- Khi nộp hồ sơ, người đề nghị phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
- Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thì người được cử đi nộp hồ sơ xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu.
- Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện theo pháp luật của mình làm thủ tục.
- Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; kiểm tra, đối chiếu; thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả.
- Người đề nghị cấp giấy thông hành phải nộp lệ phí; nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan quy định tại Điều 7 thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không bật đèn xe máy trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Không bật đèn xe máy trong hầm trừ bao nhiêu điểm?
- Người đi bộ có hành động bám vào phương tiện giao thông đang chạy từ năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất? Tải về Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo Nghị định 175?
- Gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu 2025? Ô tô, xe máy gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn phạt bao nhiêu?
- Miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập 2025 mấy năm? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp thuế môn bài không?