Mẫu giấy đăng ký thành viên bù trừ mới nhất? Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ được thực hiện như thế nào?
Mẫu giấy đăng ký thành viên bù trừ mới nhất?
Về giấy đăng ký thành viên bù trừ thì hiện nay đang được sử dụng theo mẫu số 48 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cụ thể bạn có thể theo dõi mẫu dưới đây:
Tải Mẫu giấy đăng ký thành viên bù trừ mới nhất tại đây: tại đây
Đăng ký thành viên bù trừ (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo Điều 159 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì để trở thành thành viên bù trừ trước tiên phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
- Là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Khi đã đáp ứng được những điều kiện này thì phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ như sau để thực hiện thủ tục đăng ký thành viên bù trừ:
- Giấy đăng ký thành viên bù trừ tại đây tại đây
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
- Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, nhân sự, quy trình nghiệp vụ.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 159 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì việc cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
Bước 01: Nộp hồ sơ đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Bước 02: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi văn bản thông báo về việc ký kết hợp đồng
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi văn bản thông báo về việc ký kết hợp đồng và các nghĩa vụ đóng góp của thành viên bù trừ, kết nối vào hệ thống bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Bước 03: Báo cáo việc hoàn thành các công việc theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm báo cáo Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc hoàn thành các công việc theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định tại Bước 02.
- Đồng thời gửi kèm Giấy đăng ký tài khoản nhận tiền rút ký quỹ, thanh toán tại đây;
Bước 04: Cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu quy định tại Bước 03, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ cho công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thành viên bù trừ sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019, thành viên bù trừ sẽ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1) Quyền của thành viên bù trừ
- Thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và các chứng khoán khác. Thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ giao dịch; sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư; sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
(2) Nghĩa vụ của thành viên bù trừ
- Ký quỹ đầy đủ, kịp thời cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; đóng góp vào quỹ bù trừ và trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
- Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro trong từng nghiệp vụ; quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của nhà đầu tư;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?