Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi là mẫu nào? Nội dung khám bao gồm những gì? Phân loại sức khỏe sau khi khám ra sao?
Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi là mẫu nào?
Căn cứ theo Phụ lục XXIV được ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định về Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi là mẫu Mẫu số 02 sau đây:
>>> Xem chi tiết Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi: Tải về.
Nội dung khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi sẽ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT về nội dung khám sức khỏe như sau:
Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục số XXV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Phải khám đầy đủ các nội dung theo từng chuyên khoa. Trường hợp khó cần hội chẩn hoặc chỉ định làm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định và mức độ bệnh, tật làm cơ sở phân loại sức khoẻ.
6. Đối với trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu và không phân loại sức khỏe.
Theo đó, quy định nói rằng đối với khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV.
Như vậy, đối chiếu quy định thì nội dung khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi sẽ được khám dựa vào Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT chi tiết như sau:
Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi là mẫu nào? Nội dung khám bao gồm những gì? Phân loại sức khỏe sau khi khám ra sao? (Hình từ Internet)
Đầu tiên sẽ phải khám về
I. TIỀN SỬ BỆNH TẬT
Trong đó có hỏi về những vấn đề sau:
1. Tiền sử gia đình
Có ai trong gia đình mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm không:
a) Không □ b) Có □ ; Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:
2. Tiền sử bản thân:
a) Sản khoa:
- Bình thường.
- Không bình thường: Đẻ thiếu tháng; Đẻ thừa cân; Đẻ có can thiệp; Đẻ ngạt; Mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai (Nếu có cần ghi rõ tên bệnh:
b) Tiêm chủng:
c) Tiền sử bệnh/tật: (Các bệnh bẩm sinh và mãn tính)
- Không
- Có
Nếu “có”: ghi cụ thể tên bệnh
d) Hiện tại có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, ghi rõ tên bệnh và liệt kê các thuốc đang dùng:
II. KHÁM THỂ LỰC
- Chiều cao:………………. cm; - Cân nặng:………………… Kg;
- Chỉ số BMI: ………………
- Mạch: ……………………… lần/phút; - Huyết áp:………../……………. mmHg
Phân loại thể lực:
III. KHÁM LÂM SÀNG
1. Khám nhi khoa
2. Mắt
3. Tai-Mũi-Họng
4. Răng-Hàm-Mặt
IV. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
V. KẾT LUẬN CHUNG
Phân loại sức khỏe sẽ thực hiện như thế nào sau khi đã khám sức khỏe xong?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT về phân loại sức khỏe như sau:
- Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người được khám sức khoẻ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa, người thực hiện khám chuyên khoa ghi rõ bệnh, tật thuộc chuyên khoa đã khám và phân loại sức khỏe theo chuyên khoa được phân công khám.
- Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
+ Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động;
+ Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh.
- Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ. Dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Đối với những trường hợp khám sức khoẻ theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.
- Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu nhưng không khám đầy đủ các chuyên khoa theo mẫu giấy khám sức khoẻ quy định tại Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện việc khám sức khoẻ chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu của người được khám sức khoẻ và không phân loại sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?