Mẫu Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm là mẫu nào? Giấy phép điều chỉnh được cấp trong bao nhiêu ngày?
- Mẫu Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm là mẫu nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động trong vòng bao nhiêu ngày?
- Doanh nghiệp bảo hiểm muốn mở rộng nội dung hoạt động để triển khai bảo hiểm hưu trí cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Mẫu Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm là mẫu nào?
Mẫu Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
>> TẢI VỀ: Mẫu Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Mẫu Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động trong vòng bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động
...
6. Hồ sơ đề nghị thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động;
c) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp, chi nhánh đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Nghị định này.
7. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Như vậy, trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động.
Trường hợp từ chối chấp thuận thay đổi nội dung hoạt động, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn mở rộng nội dung hoạt động để triển khai bảo hiểm hưu trí cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2023/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị mở rộng nội dung
Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động
...
3. Hồ sơ đề nghị mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động bao gồm:
a) Văn bản đề nghị mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
c) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp, chi nhánh đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này trừ tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Trường hợp mở rộng nội dung hoạt động để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp thêm các tài liệu tại các khoản 4, 5 Điều này.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm muốn mở rộng nội dung hoạt động để triển khai bảo hiểm hưu trí cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:
(1) Văn bản đề nghị mở rộng nội dung hoạt động để triển khai bảo hiểm hưu trí; TẢI VỀ
(2) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc mở rộng nội dung hoạt động để triển khai bảo hiểm hưu trí;
(3) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng các quy định về khả năng thanh toán;
- Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 300 tỷ đồng Việt Nam;
- Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai của nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
(4) Tóm tắt nội dung chính của sản phẩm bảo hiểm hưu trí dự kiến triển khai, bao gồm:
- Các thông tin về thị trường mục tiêu của sản phẩm, các quyền lợi bảo hiểm dự kiến cung cấp; phương pháp, cơ sở tính phí;
- Tài liệu giới thiệu sản phẩm;
- Tài liệu minh họa bán hàng, mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm;
- Mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm và các loại giấy tờ khác mà khách hàng phải kê khai và ký khi mua bảo hiểm hoặc điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm;
(5) Giải trình cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho việc triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí, bao gồm:
- Hệ thống công nghệ thông tin;
- Hệ thống kế toán;
- Quy trình tuyển chọn, đào tạo, quản lý đại lý phân phối sản phẩm;
- Nội dung và chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm hưu trí;
(6) Chi tiết phương án xử lý và các tài liệu cung cấp cho khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm đối với việc triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp:
- Khách hàng yêu cầu trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm;
- Khách hàng yêu cầu chuyển giao tài khoản bảo hiểm hưu trí;
- Đáo hạn hợp đồng bảo hiểm;
- Các trường hợp khác theo quy định tại quy tắc, điều khoản;
(5) Cam kết bằng văn bản kèm theo giải trình chi tiết về việc doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng các điều kiện tại mục (3).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?