Mẫu giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng là mẫu nào? Hồ sơ xin cấp giấy phép phải gửi đến cơ quan nào và gửi theo phương thức gì?
- Mẫu giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng là mẫu nào?
- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phải được gửi đến cơ quan nào và gửi theo phương thức gì?
- Thời hạn cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng quy định là bao lâu?
- Tác giả tượng đài, tranh hoành tráng là ai?
Mẫu giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng là mẫu nào?
Mẫu giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng là Mẫu số 8 ban hành kèm theo Nghị định 113/2013/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
Mẫu giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng là mẫu nào? Hồ sơ xin cấp giấy phép phải gửi đến cơ quan nào và gửi theo phương thức gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phải được gửi đến cơ quan nào và gửi theo phương thức gì?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
...
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép (02 bộ) gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 7);
b) Quyết định chọn mẫu phác thảo bước hai của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, kèm theo ảnh, phác thảo chụp bốn mặt cỡ ảnh 18x24 cm có kèm chú thích;
c) Các thành phần hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
...
Theo đó, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng bao gồm 2 bộ và phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng bao gồm các giấy tờ tài liệu sau đây:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 7);
- Quyết định chọn mẫu phác thảo bước hai của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, kèm theo ảnh, phác thảo chụp bốn mặt cỡ ảnh 18x24 cm có kèm chú thích;
- Các thành phần hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Thời hạn cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng quy định là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
...
4. Thời gian cấp giấy phép:
a) Thời hạn cấp giấy phép (mẫu số 8) không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
b) Đối với các công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Khoản 2 Điều này, thời hạn cấp giấy phép không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Đối với các công trình tượng đài, tranh hoành tráng phải xin ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì thời hạn cấp giấy phép không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định các công trình tượng đài, tranh hoành tráng mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi cấp phép xây dựng bao gồm:
(1) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia;
(2) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng về Chủ tịch Hồ Chí Minh;
(3) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng xây dựng trong khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng.
Tác giả tượng đài, tranh hoành tráng là ai?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định tác giả tượng đài, tranh hoành tráng như sau:
Tác giả tượng đài, tranh hoành tráng
1. Tác giả tượng đài, tranh hoành tráng là người trực tiếp sáng tác ra mẫu phác thảo được duyệt để xây dựng thông qua dự thi hoặc được chỉ định.
2. Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo phải đáp ứng điều kiện sau: Có trình độ đại học mỹ thuật trở lên; có ít nhất 02 công trình tượng đài, tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A có xác nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Tác giả có mẫu phác thảo được chọn thông qua dự thi, không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của tác giả:
a) Chịu trách nhiệm về chất lượng nghệ thuật công trình từ khâu sáng tác mẫu phác thảo đến các bước thể hiện và hoàn thiện;
b) Giám sát hoặc giới thiệu người khác có đủ năng lực giám sát quá trình thi công thực hiện phần mỹ thuật công trình;
c) Được tham gia giới thiệu nhà thầu cho chủ đầu tư để lựa chọn thể hiện phần mỹ thuật công trình;
d) Được chỉ đạo nghệ thuật công trình;
đ) Được ghi danh vào công trình và các quyền lợi khác về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tác giả tượng đài, tranh hoành tráng là người trực tiếp sáng tác ra mẫu phác thảo được duyệt để xây dựng thông qua dự thi hoặc được chỉ định.
(1) Đối với tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Có trình độ đại học mỹ thuật trở lên;
- Có ít nhất 02 công trình tượng đài, tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A có xác nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(2) Đối với tác giả có mẫu phác thảo được chọn thông qua dự thi thì không phải đáp ứng các điều kiện tại khoản (1).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?