Mẫu giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự như thế nào? Hồ sơ đề nghị xác nhận kết quả thi hành án dân sự gồm những gì?
- Mẫu giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự như thế nào? Hồ sơ đề nghị xác nhận kết quả thi hành án dân sự gồm những gì?
- Các đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án không? Kết quả thi hành án có được công nhận không?
- Đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án thì có cần phải lập văn bản không?
Mẫu giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự như thế nào? Hồ sơ đề nghị xác nhận kết quả thi hành án dân sự gồm những gì?
Mẫu giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự hiện nay là mẫu số D12-THADS ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BTP sau:
Tải Mẫu giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự.
Và, hồ sơ đề nghị xác nhận kết quả thi hành án theo quy định tại tiểu mục 6 Mục B Phần II Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2303/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Thủ tục Xác nhận kết quả thi hành án
...
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị xác nhận kết quả thi hành án.
- Trường hợp ủy quyền phải kèm theo giấy ủy quyền hợp pháp và xuất trình tài khoản định danh điện tử theo quy định của pháp luật hoặc một trong các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị xác nhận kết quả thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị xác nhận kết quả thi hành án. Tải
- Trường hợp ủy quyền phải kèm theo giấy ủy quyền hợp pháp và xuất trình tài khoản định danh điện tử theo quy định của pháp luật hoặc một trong các giấy tờ sau đây:
+ Thẻ căn cước công dân,
+ Chứng minh nhân dân,
+ Hộ chiếu,
+ Giấy xác nhận thông tin về cư trú,
+ Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đương sự có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thi hành án hoặc qua đường bưu điện.
Trình tự thực hiện như sau:
- Đương sự hoặc thân nhân của đương sự yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xác nhận kết quả thi hành án.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án.
Nội dung của văn bản xác nhận phải thể hiện rõ khoản nghĩa vụ theo bản án, quyết định, nghĩa vụ phải thi hành theo quyết định thi hành án và kết quả thi hành án cho đến thời điểm xác nhận.
Kết quả thi hành án được xác nhận thể hiện việc đương sự đã thực hiện xong toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ của mình theo quyết định thi hành án hoặc thi hành xong nghĩa vụ thi hành án của từng định kỳ trong trường hợp việc thi hành án được tiến hành theo định kỳ.
Mẫu giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự như thế nào? Hồ sơ đề nghị xác nhận kết quả thi hành án dân sự gồm những gì? (Hình từ Internet)
Các đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án không? Kết quả thi hành án có được công nhận không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Thoả thuận thi hành án
1. Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận.
Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án.
2. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
Theo đó, đương sự được quyền thỏa thuận về việc thi hành án nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Đương sự có thể yêu cầu chấp hành viên chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án.
Và, kết quả thi hành án theo thoả thuận của các đương sự vẫn được công nhận.
Đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án thì có cần phải lập văn bản không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như sau:
Thỏa thuận thi hành án
1. Trường hợp đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì bên có quyền được yêu cầu thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
...
Theo đó, trường hợp đương sự thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án thì thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản và nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận.
Đương sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?