Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh theo quy định là mẫu nào?

Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh theo quy định là mẫu nào? Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải thực hiện ký quỹ số tiền bao nhiêu? Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh nào?

Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh theo quy định là mẫu nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2018/TT-BCT về mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất như sau:

Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mẫu báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa để thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Báo cáo định kỳ hàng quý gửi trước ngày 10 của tháng đầu quý sau về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và qua địa chỉ email tiếp nhận báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu.
4. Cơ quan cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Theo đó, mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT, mẫu có dạng như sau:

Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh theo quy định là mẫu nào?

>> TẢI VỀ: Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải thực hiện ký quỹ số tiền bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục VII Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.

Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng.

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện nộp tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi.

Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh theo quy định là mẫu nào?

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải thực hiện ký quỹ số tiền bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
2. Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.
3. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
5. Báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định này theo mẫu do Bộ Công Thương quy định.

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải thanh toán toàn bộ các khoản chi phí phát sinh (nếu có) sau đây:

- Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập tái xuất tại Việt Nam.

- Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.

- Các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.

Kinh doanh tạm nhập tái xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập có được lưu tại Việt Nam trong thời gian dài không? Kinh doanh tạm nhập sẽ được thực hiện trên cơ sở nào?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh theo quy định là mẫu nào?
Pháp luật
Thương nhân Việt Nam kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa có bị phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh không?
Pháp luật
Biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trên địa bàn được kích hoạt trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thương nhân Việt Nam có được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh không?
Pháp luật
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày? Có được chia nhỏ hàng hóa trong quá trình vận chuyển không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa thì có bị thu hồi Mã số kinh doanh không?
Pháp luật
Mặt hàng thực phẩm đông lạnh có thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không? Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cần đáp ứng những điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh tạm nhập tái xuất
364 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh tạm nhập tái xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh tạm nhập tái xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào