Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản có hướng dẫn liên quan không có quy định về Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn về việc chuyển giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong sử dụng đất nông nghiệp.
Do đó, các bên có thể tham khảo qua Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới đây:
Tải về Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp tại đây.
Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không? (Hình từ Internet)
Có cần phải chứng thực đối với hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất bao gồm thành viên hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện đăng ký biến động hoặc tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì các thành viên cùng nhau thực hiện hoặc ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Theo đó, đối với hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản sẽ được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên theo quy định.
Như vậy, không bắt buộc các bên khi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai có được quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không?
Căn cứ theo, khoản 3 Điêu 13 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:
Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai
1. Quyết định quy hoạch sử dụng đất.
2. Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
4. Quyết định thời hạn sử dụng đất.
5. Quyết định thu hồi đất.
6. Quyết định trưng dụng đất.
7. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất.
8. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
...
Theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai sẽ có quyền quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 12 12 xin nghỉ thế nào để được nghỉ hưởng lương? Ngoài việc chấp hành nội quy lao động, người lao động còn phải tuân thủ điều gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị thưởng đột xuất cho cán bộ công chức viên chức trong danh sách trả lương của Bộ Nội vụ?
- Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành công đoàn nhiều cấp có được hưởng nhiều mức phụ cấp trách nhiệm?
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?