Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại có bắt buộc phải công chứng hay không?
- Chế tài đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị chuyển nhượng văn phòng thừa phát lại là gì?
Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại là Mẫu TP-TPL-28 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Lưu ý: Thừa phát lại nhận chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Cam kết hành nghề ít nhất 02 năm tại Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng, kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng;
- Cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ các công việc theo hợp đồng, thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng với người yêu cầu, các cơ quan theo quy định của Nghị định này;
- Không thuộc trường hợp đang bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP tại thời điểm nhận chuyển nhượng.
Tải về Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại.
Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại có bắt buộc phải công chứng hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
...
3. Văn phòng Thừa phát lại có nhu cầu chuyển nhượng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
c) Biên bản kiểm kê hồ sơ nghiệp vụ của Văn phòng được chuyển nhượng;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại của các Thừa phát lại nhận chuyển nhượng để đối chiếu;
đ) Bản chính Quyết định cho phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng;
e) Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng được chuyển nhượng;
g) Văn bản cam kết nội dung quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại phải công chứng theo quy định.
Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại có bắt buộc phải công chứng hay không? (Hình từ Internet)
Chế tài đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị chuyển nhượng văn phòng thừa phát lại là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và khoản 5 Điều 31 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đăng ký hành nghề thừa phát lại; hồ sơ đề nghị thành lập, chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại như sau:
Hành vi vi phạm về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đăng ký hành nghề thừa phát lại; hồ sơ đề nghị thành lập, chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại
...
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai không trung thực, che giấu thông tin của cá nhân, tổ chức trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đăng ký hành nghề thừa phát lại, đề nghị thành lập, chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại;
b) Sử dụng văn bản xác nhận không đúng nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Lưu ý: theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, chế tài đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị chuyển nhượng văn phòng thừa phát lại là:
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân;
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm trên;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị chuyển nhượng văn phòng thừa phát lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?