Mẫu hợp đồng dịch vụ người dẫn chương trình truyền hình là mẫu nào? Liên kết các chương trình truyền hình giải trí như thế nào?
- Mẫu hợp đồng dịch vụ người dẫn chương trình truyền hình mới nhất là mẫu nào?
- Việc liên kết các chương trình truyền hình giải trí cần phải phù hợp với yếu tố nào?
- Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có được áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nội dung các chương trình truyền hình để thu phí không?
Mẫu hợp đồng dịch vụ người dẫn chương trình truyền hình mới nhất là mẫu nào?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định về Mẫu hợp đồng dịch vụ người dẫn chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, có thể hiểu người dẫn chương trình truyền hình (hay còn gọi là MC - Master of Ceremonies) là người đảm nhận vai trò dẫn dắt, kết nối các phần nội dung trong một chương trình phát sóng trên truyền hình. Họ có nhiệm vụ giữ cho chương trình diễn ra suôn sẻ, tạo sự hứng thú cho khán giả và giúp truyền tải thông điệp hoặc thông tin của chương trình một cách rõ ràng, hấp dẫn.
Do đó, các bên có thể tham khảo Mẫu hợp đồng dịch vụ người dẫn chương trình truyền hình dưới đây:
Tải về Mẫu hợp đồng dịch vụ người dẫn chương trình truyền hình mới nhất tại đây.
Mẫu hợp đồng dịch vụ người dẫn chương trình truyền hình là mẫu nào? Liên kết các chương trình truyền hình giải trí như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc liên kết các chương trình truyền hình giải trí cần phải phù hợp với yếu tố nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 37 Luật Báo chí 2016 có quy định như sau:
Liên kết trong hoạt động báo chí
1. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động liên kết trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong các lĩnh vực sau đây:
a) Thiết kế, trình bày, in, quảng cáo, phát hành báo chí và nội dung thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này;
b) Khai thác hoặc mua bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, giải trí, quảng cáo và thông tin kinh tế của báo chí nước ngoài để xuất bản tại Việt Nam;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép liên kết khai thác hoặc mua toàn bộ bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí hợp pháp của Việt Nam để xuất bản tại nước ngoài;
d) Sản xuất chương trình, kênh phát thanh, kênh truyền hình thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội;
đ) Sản xuất các sản phẩm báo in, báo điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội.
3. Các chương trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kênh thời sự - chính trị tổng hợp không vượt quá ba mươi phần trăm tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
4. Việc liên kết các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5. Trường hợp cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình thì số kênh liên kết không vượt quá ba mươi phần trăm tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất.
6. Nội dung các chương trình liên kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, việc liên kết các chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có được áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nội dung các chương trình truyền hình để thu phí không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 51 Luật Báo chí 2016 có quy định như sau:
Cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng
...
4. Doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép do Chính phủ quy định.
5. Thời gian hiệu lực của giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được quy định trong từng giấy phép.
6. Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình trả tiền được áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình để thu phí; nộp phí quyền cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ được quyền áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nội dung các chương trình truyền hình để thu phí;
Ngoài ra, đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ phải nộp phí quyền cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?