Mẫu hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng giữa người yêu cầu lập vi bằng với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào?
- Mẫu hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng giữa người yêu cầu lập vi bằng với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào?
- Hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng giữa người yêu cầu lập vi bằng với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải được lập thành bao nhiêu bản?
- Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mà không có hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng thì bị phạt như thế nào?
Mẫu hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng giữa người yêu cầu lập vi bằng với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào?
Mẫu hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng giữa người yêu cầu lập vi bằng với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại là mẫu TP-TPL-N-04 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Tải về Mẫu hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng giữa người yêu cầu lập vi bằng với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại.
Hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng giữa người yêu cầu lập vi bằng với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải được lập thành bao nhiêu bản?
Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thỏa thuận về việc lập vi bằng như sau:
Thỏa thuận về việc lập vi bằng
1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nội dung vi bằng cần lập;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác (nếu có).
2. Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng giữa người yêu cầu lập vi bằng với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Lưu ý: các trường hợp không được lập vi bằng gồm
- Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng;
- Làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước;
- Vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự;
- Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự 2015; trái đạo đức xã hội.
- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng giữa người yêu cầu lập vi bằng với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải được lập thành bao nhiêu bản? (Hình từ Internet)
Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mà không có hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết lịch làm việc hoặc nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng thừa phát lại;
b) Không niêm yết thủ tục hoặc chi phí thực hiện công việc tại trụ sở văn phòng thừa phát lại;
c) Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu không đúng quy định;
d) Thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; chấp hành không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát;
đ) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định;
e) Không bảo đảm trang phục cho thừa phát lại theo quy định;
g) Lưu trữ hồ sơ công việc không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tạo điều kiện cho thừa phát lại tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ;
b) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài phạm vi hoặc không đúng thẩm quyền;
c) Nhận tập sự hành nghề thừa phát lại mà văn phòng thừa phát lại không đủ điều kiện nhận tập sự theo quy định;
d) Lập vi bằng mà không có hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng dịch vụ có nội dung không đúng quy định;
đ) Gửi vi bằng, tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp để đăng ký không đúng thời hạn quy định.
Như vậy, văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mà không có hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?