Mẫu hợp đồng tặng cho phần vốn góp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào?
- Mẫu hợp đồng tặng cho phần vốn góp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào?
- Người được tặng cho phần vốn góp có trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không?
- Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có những quyền hạn nào?
Mẫu hợp đồng tặng cho phần vốn góp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào?
Mẫu hợp đồng tặng cho phần vốn góp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo đó, hợp đồng tặng cho phần vốn góp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể được thực hiện theo mẫu sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng tặng cho phần vốn góp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Người được tặng cho phần vốn góp có trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không?
Trường hợp tặng cho phần vốn góp được quy định tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
...
5. Trường hợp phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
6. Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
...
Theo đó, trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
- Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
- Người được tặng cho không thuộc đối tượng nêu trên thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có những quyền hạn nào?
Quyền hạn của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định tại Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Thành viên công ty có các quyền sau đây:
+ Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
+ Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
+ Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
+ Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;
+ Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
+ Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
- Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và tài liệu khác của công ty;
+ Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết, quyết định đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
- Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?