Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng mới nhất là mẫu nào?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản có hướng dẫn không có quy định về Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào.
Tuy nhiên, việc xây dựng nhà xưởng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro, doanh nghiệp cần lập hợp đồng thi công nhà xưởng để tránh rủi ro nhất định.
Hợp đồng xây dựng nhà xưởng là hợp đồng có tính pháp lý cao, bao gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các bên liên quan. Hợp đồng này xác định quyền lợi và trách nhiệm của bên giao thầu (chủ đầu tư, đại diện đầu tư, hoặc tổng thầu) và bên nhận thầu (đơn vị trực tiếp thi công, có thể là liên doanh các nhà thầu, tổng thầu, hoặc nhà thầu phụ).
Có thể tham khảo Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng mới nhất dưới đây:
Tải về Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng mới nhất tại đây.
Lưu ý: Mẫu hợp đồng này chỉ mang tính chất tham khảo! Dựa vào điều kiện và tình hình thực tế của các bên có thể lập hợp đồng xây dựng nhà xưởng chính xác nhất.
Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không? (Hình từ Internet)
Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 140 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:
Các loại hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.
2. Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng;
b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
c) Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
d) Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay;
đ) Hợp đồng xây dựng khác.
3. Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:
a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d) Hợp đồng theo thời gian;
...
Cùng với đó, căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng
...
4. Giá hợp đồng xây dựng được xác định căn cứ vào giá trúng thầu, hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng giữa các bên.
5. Điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng xây dựng được quy định như sau:
a) Đối với hợp đồng trọn gói:
Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói.
Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình.
...
Theo đó, hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.
Như vậy, theo hình thức giá hợp đồng mà các bên khi tham gia thiết lập hợp đồng xây dựng nhà xưởng có thể thỏa thuận ký kết hợp đồng trọn gói theo quy định.
Lưu ý: Các bên khi tham gia thỏa thuận ký kết hợp đồng trọn gói cần phải đáp ứng những điệu kiện sau đây:
- Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói.
- Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình.
Nội dung của hợp đồng xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng 2014 có quy định như sau:
Theo đó, các bên khi tham gia thiết lập hợp đồng thì hợp đồng xây dựng sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Căn cứ pháp lý áp dụng;
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Các nội dung khác do các bên thỏa thuận với nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?