Mẫu kế hoạch kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất? Cơ quan nào có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra?
Mẫu kế hoạch kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất?
Mẫu kế hoạch kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn Việt Nam mới nhất là Mẫu 01/KH-KT ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020 về Quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.
Tải về Mẫu kế hoạch kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất
Mẫu kế hoạch kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất? Cơ quan nào có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra? Bước chuẩn bị kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thực hiện ra sao?
Căn cứ tại Bước 1 Quy trình kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020, thì bước chuẩn bị kiểm tra sẽ thực hiện theo sau:
(1) Lập kế hoạch kiểm tra
Hàng năm, căn cứ vào chương trình đã được ban chấp hành thông qua, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp lập kế hoạch trình ban thường vụ công đoàn xem xét.
Kế hoạch kiểm tra gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
- Danh sách đơn vị dự kiến kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra: căn cứ định hướng hàng năm của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên; quy mô, phạm vi, tình hình thực tế của đơn vị được kiểm tra để xây dựng cho phù hợp;
- Phạm vi kiểm tra;
- Niên độ kiểm tra;
- Thời gian kiểm tra
(2) Chuẩn bị nhân sự đoàn kiểm tra
- Nhân sự đoàn kiểm tra do ủy ban kiểm tra hoặc văn phòng ủy ban kiểm tra chuẩn bị và đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét.
- Số lượng thành viên đoàn kiểm tra tối thiểu phải có 3 người;
- Thành phần gồm những người có đủ năng lực, trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện cuộc kiểm tra do cấp có thẩm quyền quyết định.
(3) Ban hành quyết định kiểm tra
- Đoàn kiểm tra được thành lập theo quyết định của Đoàn Chủ tịch, ban chấp hành, ban thường vụ hoặc ủy ban kiểm tra.
- Quyết định kiểm tra của Đoàn Chủ tịch, ban chấp hành, ban thường vụ do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ký ban hành; quyết định của ủy ban kiểm tra do chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm ký ban hành.
- Nội dung Quyết định kiểm tra.
(4) Phổ biến, triển khai và phân công nhiệm vụ
- Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức họp đoàn để phổ biến, quán triệt kế hoạch kiểm tra, bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đoàn kiểm tra.
- Việc phân công nhiệm vụ cần phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với sở trường của từng thành viên;
- Từng thành viên xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, có thể xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công.
(5) Xây dựng đề cương kiểm tra
- Căn cứ nội dung kiểm tra, kế hoạch tiến hành kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên trong đoàn kiểm tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo.
- Đề cương phải bám sát vào từng nội dung kiểm tra của từng cuộc kiểm tra ở mỗi cấp công đoàn theo từng thời điểm tiến hành kiểm tra.
+ Nêu đặc điểm tình hình: Những thuận lợi, khó khăn; số lao động, số đoàn viên, số CĐCS, số đơn vị chưa có tổ chức công đoàn tại thời điểm kiểm tra.
+ Nêu việc thực hiện đối với từng nội dung kiểm tra.
+ Đánh giá chung: Ưu, khuyết điểm
+ Kiến nghị, đề xuất;
- Báo cáo bằng văn bản và đính kèm các phụ lục (nếu có).
(6) Gửi quyết định kiểm tra
- Ủy ban kiểm tra gửi quyết định kiểm tra (kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo) cho đối tượng được kiểm tra biết ít nhất 5 ngày trước khi công bố quyết định kiểm tra để chuẩn bị cho cuộc kiểm tra, trong đó nêu rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo với đoàn kiểm tra.
- Đối với kiểm tra đột xuất thì quyết định là tiến hành kiểm tra ngay, không cần phải thông báo để phù hợp với tính chất kiểm tra đột xuất.
Và theo trình tự nêu trên thì ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp căn cứ vào chương trình đã được ban chấp hành thông qua lập kế hoạch kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn trình ban thường vụ công đoàn xem xét.
07 Quyền của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn 2012?
07 Quyền của đoàn viên công đoàn được quy định tại Điều 18 Luật Công đoàn 2012 gồm:
(1) Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
(2) Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
(3) Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
(4) Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
(5) Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
(6) Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
(7) Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thưởng định kỳ hằng năm thuộc Bộ Nội vụ được áp dụng đối với cán bộ công chức có thành tích như thế nào?
- Mẫu hợp đồng tín dụng ngắn hạn mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu? Hợp đồng tín dụng ngắn hạn là gì?
- Tải về Phụ lục Phân cấp công trình xây dựng theo mức độ quan trọng hoặc quy mô công suất chuẩn Thông tư 06?
- Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên từ 1/1/2025 như thế nào?
- Tổ trưởng Tổ kiểm toán có được bảo lưu ý kiến của mình khác với kết luận trong báo cáo kiểm toán không?