Mẫu kết luận kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất? Bước tiến hành kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn thực hiện ra sao?
Mẫu kết luận kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất?
Mẫu kết luận kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn Việt Nam mới nhất là Mẫu 04/KL-KT ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020 về Quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.
Tải về Mẫu kết luận kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất
Mẫu kết luận kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất? Bước tiến hành kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Bước tiến hành kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Bước 2 Quy trình kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020, thì bước tiến hành kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn thực hiện như sau:
(1) Tổ chức công bố quyết định kiểm tra
- Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổ chức buổi làm việc với đơn vị được kiểm tra để công bố và triển khai thực hiện quyết định kiểm tra
- Kế hoạch, lịch làm việc với đối tượng kiểm tra.
- Thành phần tham dự:
+ Các thành viên đoàn kiểm tra;
+ Đối với công đoàn cấp cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thành phần gồm các ủy viên ban thường vụ;
+ Đối với công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương thành phần gồm thường trực và lãnh đạo các ban, bộ phận có nội dung liên quan.
(2) Tiến hành kiểm tra, xác minh, xem xét hồ sơ, tài liệu
- Đơn vị được kiểm tra báo cáo bằng văn bản về những nội dung liên quan đến cuộc kiểm tra;
- Cung cấp hồ sơ tài liệu, văn bản, báo cáo, các loại số, chứng từ liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Đoàn kiểm tra tiếp nhận và nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra để xem xét;
- Đoàn kiểm tra nêu ra các câu hỏi về các nội dung cần làm rõ thêm hoặc yêu cầu bổ sung thêm báo cáo bằng văn bản (nếu cần);
- Đơn vị được kiểm tra báo cáo, giải trình những vấn đề do Đoàn kiểm tra nêu ra;
- Tiến hành kiểm tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận xét từng nội dung kiểm tra;
- Trường hợp cần phải tiến hành làm việc, kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định.
(3) Xây dựng dự thảo kết luận kiểm tra
- Từng thành viên báo cáo kết quả theo các nội dung được phân công gửi trưởng đoàn để tổng hợp, hoàn thiện thành dự thảo kết luận chung của đoàn.
- Kết luận kiểm tra phải có các nội dung chính: thành phần đoàn kiểm tra, thành phần đơn vị được kiểm tra; thời gian kiểm tra, niên độ kiểm tra; khái quát được đặc điểm tình hình và thể hiện rõ kết quả kiểm tra; đánh giá, nhận xét ưu điểm, khuyết điểm ở từng nội dung được kiểm tra; vi phạm của đối tượng kiểm tra (nếu có). Những kiến nghị của đoàn kiểm tra với đơn vị được kiểm tra và kiến nghị của đơn vị được kiểm tra, của đoàn kiểm tra với công đoàn cấp trên về khắc phục khuyết điểm và mức độ xử lý kỷ luật (nếu có).
- Dự thảo kết luận kiểm tra được trao đổi, thống nhất với các thành viên trong Đoàn; báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo phụ trách hoặc người có thẩm quyền ký quyết định kiểm tra theo Mẫu 04/KL-KT. Tải
Văn bản kết luận kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn phải được hoàn thiện trong thời hạn bao lâu kể từ ngày họp công bố dự thảo?
Theo Bước 3 Quy trình kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định về việc tổ chức công bố và ban hành dự thảo kết luận kiểm tra như sau:
(1) Tổ chức công bố dự thảo kết luận kiểm tra
- Trưởng đoàn kiểm tra thông báo thời gian kết thúc kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra biết; tổ chức buổi họp để công bố dự thảo kết luận kiểm tra; thông báo cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng kiểm tra về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố dự thảo kết luận kiểm tra.
- Tổ chức cuộc họp giữa Đoàn kiểm tra với công đoàn nơi được kiểm tra.
- Thành phần tham dự gồm thành phần như buổi họp công bố quyết định kiểm tra hoặc mở rộng thêm (nếu cần) do trưởng đoàn quyết định.
- Trưởng đoàn hoặc phó đoàn được phân công thông qua dự thảo kết luận kiểm tra.
- Nghe ý kiến phản hồi từ đơn vị được kiểm tra và các ý kiến trao đổi, làm rõ thêm liên quan đến nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra nghiên cứu xem xét các ý kiến trao đổi của đơn vị để điều chỉnh dự thảo kết luận (nếu cần); ghi nhận các kiến nghị để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
(2) Ban hành kết luận kiểm tra
- Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày họp công bố dự thảo kết luận kiểm tra, đoàn kiểm tra phải hoàn chỉnh văn bản kết luận. Kết luận kiểm tra do trưởng đoàn kiểm tra ký và đóng dấu; gửi đơn vị được kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra, các thành viên đoàn kiểm tra, lưu văn phòng ủy ban kiểm tra.
Như vậy, theo Quy trình kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày họp công bố dự thảo kết luận kiểm tra, đoàn kiểm tra phải hoàn chỉnh văn bản kết luận.
Kết luận kiểm tra do trưởng đoàn kiểm tra ký và đóng dấu; gửi đơn vị được kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra, các thành viên đoàn kiểm tra, lưu văn phòng ủy ban kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu hợp đồng lao động không trọn thời gian được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Nội dung trong hợp đồng?
- Mẫu Quyết định thành lập chi bộ mới nhất? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được thành lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở?
- Từ 2025 người điều khiển xe ô tô vận chuyển thực phẩm tươi sống không mang đủ giấy tờ bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất theo Nghị định 158? Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh ra sao?
- Biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê là gì? Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê mới nhất hiện nay?