Mẫu lý lịch trích ngang để xét học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng mới nhất? Giới thiệu người vào Đảng thực hiện thế nào?

Mẫu lý lịch trích ngang để xét học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng mới nhất? Đối tượng học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng là ai? Thời lượng chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng mất bao lâu? Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng được thực hiện như thế nào?

Mẫu lý lịch trích ngang để xét học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng mới nhất?

>>> Tham khảo Mẫu lý lịch trích ngang xét học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Tải về

Mẫu lý lịch trích ngang để xét học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng mới nhất? Giới thiệu người vào Đảng thực hiện thế nào?

Mẫu lý lịch trích ngang để xét học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng mới nhất? Giới thiệu người vào Đảng thực hiện thế nào?

Mẫu lý lịch trích ngang để xét học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng mới nhất? Giới thiệu người vào Đảng thực hiện thế nào? (hình từ Internet)

Đối tượng nào học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng là ai? Thời lượng chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng mất bao lâu?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 quy định đối tượng học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng:

Đối tượng
Chương trình dành cho người có nguyện vọng muốn tìm hiểu về Đảng, tự giác gia nhập Đảng, được các cơ quan, đoàn thể công nhận là người ưu tú, được quần chúng tín nhiệm và giới thiệu để tổ chức đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng.
Đối tượng dự học, phải có trình độ học vấn từ trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Đối với người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (cấp ủy địa phương có hướng dẫn cụ thể...).

Như vậy, đối tượng học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng là những người có nguyện vọng muốn tìm hiểu về Đảng, tự giác gia nhập Đảng, được các cơ quan, đoàn thể công nhận là người ưu tú, được quần chúng tín nhiệm và giới thiệu để tổ chức đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng.

Lưu ý:

Đối tượng dự học, phải có trình độ học vấn từ trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Đối với người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (cấp ủy địa phương có hướng dẫn cụ thể...).

Đồng thời, căn cứ tại tiểu mục 2 mục 2 Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 quy định về thời lượng chương trình như sau:

TT

Thực hiện nội dung

Thời lượng

1

Bài 1

5 tiết = 1 buổi

2

Bài 2

10 tiết = 2 buổi

3

Bài 3

5 tiết = 1 buổi

4

Bài 4

5 tiết = 1 buổi

5

Bài 5

5 tiết = 1 buổi

6

Trao đổi, thảo luận

5 tiết = 1 buổi

7

Tham quan hoặc báo cáo chuyên đề mới

5 tiết = 1 buổi

8

Hệ thống, giải đáp thắc mắc

5 tiết = 1 buổi

9

Viết bài thu hoạch, tổng kết

5 tiết = 1 buổi

TỔNG CỘNG


50 TIẾT = 10 BUỔI (5 NGÀY)

Trong quá trình tổ chức học tập, có thể tổ chức chuyên đề hoặc tham quan thực tế: tham quan bảo tàng, nhà truyền thống; di tích lịch sử cách mạng, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước...

Ngoài 05 bài quy định thống nhất chung, tùy theo đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở có thể báo cáo thêm các chuyên đề hoặc tổ chức tham quan thực tế.

Xem và tải về Những nội dung cần chú ý khi giảng bài trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

Tải về

Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW 2021 quy định về giới thiệu, kết nạp người vào Đảng như sau:

Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.

- Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.

+ Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.

+ Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).

- Vấn đề lịch sử chính trị, chính trị hiện nay và tiêu chuẩn chính trị của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

- Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.

+ Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng (nơi người vào Đảng công tác, lao động, học tập, cư trú) giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.

+ Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

- Về kết nạp lại người vào Đảng.

+ Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

++ Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.

++ Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.

++ Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

+ Đối tượng không xem xét kết nạp lại.

Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

+ Chỉ kết nạp lại một lần.

+ Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.

Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu lý lịch trích ngang để xét học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng mới nhất? Giới thiệu người vào Đảng thực hiện thế nào?
Pháp luật
Lớp cảm tình Đảng là gì? Điều kiện để học lớp cảm tình Đảng? Những nội dung cần nắm khi học lớp cảm tình Đảng?
Pháp luật
Chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2022: Đối tượng tham gia, thời lượng chương trình, nội dung bài giảng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
36 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào