Chữ ký trong các chứng từ kế toán được ký bằng màu mực nào? Nếu có lỗi về chữ ký trong lĩnh vực kế toán sẽ bị phạt như thế nào?
Chữ ký trong các chứng từ kế toán được ký bằng màu mực nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật Kế toán 2015 quy định về việc ký chứng từ kế toán, như sau:
- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, hiện nay chỉ có quy định hạn chế ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, và chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai.
Chứng từ kế toán
Nếu có lỗi về chữ ký trong lĩnh vực kế toán sẽ bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã quy định các trường hợp lỗi về “chữ ký” sẽ bị phạt với các mức tiền cụ thể như sau:
STT | Hành vi vi phạm | Mức phạt |
1 | Bản báo cáo minh bạch khi công bố không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền | Cảnh cáo |
2 | Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy | 1 – 2 triệu đồng |
3 | Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử) | 1 – 2 triệu đồng |
4 | Không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định | 1 – 2 triệu đồng |
5 | Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn | 3 – 5 triệu đồng |
6 | Tài liệu kế toán sao chụp không có đầy đủ chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. | 3 – 5 triệu đồng |
7 | Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký | 5 – 10 triệu đồng |
8 | Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ | 5 – 10 triệu đồng |
9 | Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán | 5 – 10 triệu đồng |
10 | Lập báo cáo kiểm toán không có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên hành nghề theo quy định | 5 – 10 triệu đồng |
11 | Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán. | 20 – 30 triệu đồng |
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Đối với thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được quy định tại Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 69. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 70, Điều 71 của Nghị định này.
2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao."
Đối với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán của Thanh tra tài chính được quy định tại Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, như sau:
- Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
- Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP)
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
- Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Đối với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 71 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;
+Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
+Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?