Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng? Tải về Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng của chi bộ?
Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng? Tải về Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng của chi bộ?
Tham khảo Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng dưới đây:
Tải về Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng của chi bộ
Lớp cảm tình Đảng (hay lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng) là một khóa học dành cho những người có nguyện vọng tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự giác gia nhập Đảng và là bước đầu tiên trong quá trình xét kết nạp Đảng. Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 thì để học lớp cảm tình Đảng (lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng) cần đáp ứng các điều kiện sau: - Là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; - Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; - Có nguyện vọng muốn tìm hiểu về Đảng, tự giác gia nhập Đảng, được các cơ quan, đoàn thể công nhận là người ưu tú, được quần chúng tín nhiệm và giới thiệu để tổ chức đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng. - Có trình độ học vấn từ trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Đối với người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (cấp ủy địa phương có hướng dẫn cụ thể...). |
Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng? Tải về Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng của chi bộ? (Hình từ Internet)
Cách ghi Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng của chi bộ?
Tham khảo hướng dẫn cách ghi Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng của chi bộ dưới đây:
ĐẢNG BỘ CHI BỘ Số- NQ/CB | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ..., ngày.... tháng... năm....... |
NGHỊ QUYẾT
Công nhận cảm tình Đảng
Ngày ... tháng ... năm ..., chi bộ... họp để xét, công nhận quần chúng ... là cảm tình Đảng.
Tổng số đảng viên của Chi bộ: ... đảng viên, trong đó chính thức ... đồng chí, dự bị ... đồng chí.
Có mặt: ... đảng viên, trong đó chính thức ... đồng chí, dự bị ... đồng chí.
Chủ trì hội nghị: đồng chí ... Chức vụ ...
Thư ký hội nghị: đồng chí...
Sau khi nghe báo cáo và thảo luận, Chi bộ thống nhất kết luận về quần chúng ... như sau:
Những ưu, khuyết điểm chính:
(Về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng, thực hiện nhiệm vụ được giao)
...
Chi bộ nhận thấy quần chúng ... xứng đáng được xét công nhận là cảm tình Đảng với sự thống nhất của ... đồng chí (đạt....%) so với tổng số đảng viên. Số không thống nhất ... đồng chí (chiếm...%) với lý do ...
Nơi nhận: - Lưu chi bộ; | T/M CHI BỘ BÍ THƯ (ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) |
Theo quy định tại 2 Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.
Quyền và nhiệm vụ của Đảng viên là gì?
Quyền và nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG VIÊN
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
QUYỀN CỦA ĐẢNG VIÊN
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn kiểm toán được thực hiện trong bao lâu? Khi thực hiện kiểm toán nếu cần thay đổi thời hạn kiểm toán thì cần làm gì?
- Quyền của bên bảo lãnh đối ứng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh đối ứng thế nào?
- Số tiền lì xì đẹp Tết là bao nhiêu? Số tiền lì xì may mắn cho người yêu? Tiền lì xì của công ty có tính thuế TNCN không?
- Thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên từ 1/1/2025 như thế nào?
- Quy định về đồng bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?