Mẫu nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Ai lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Khi nào nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung?
Mẫu nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Ai lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng?
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định tại Điều 26 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng
1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.
2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
3. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập.
Trong trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Hiện tại không có văn bản nào quy định cụ thể về Mẫu nhiệm vụ khảo sát xây dựng. Tuy nhiên, về cơ bản nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có các nội dung sau đây:
- Mục đích khảo sát xây dựng;
- Phạm vi khảo sát xây dựng;
- Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;
- Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng (nếu có);
- Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
(theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 15/2021/NĐ-CP)
Nhà thầu có thể tham khảo Mẫu nhiệm vụ khảo sát xây dựng dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu nhiệm vụ khảo sát xây dựng
Lưu ý: Mẫu nhiệm vụ khảo sát xây dựng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nhà thầu có thể sửa đổi, bổ sung để phù hợp với từng dự án.
Mẫu nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Ai lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong trường hợp nào?
Các trường hợp sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
- Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
- Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
- Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.
Lưu ý: Khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó (nếu có).
Trách nhiệm của nhà thầu trong việc quản lý công tác khảo sát xây dựng?
Quản lý công tác khảo sát xây dựng được quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý công tác khảo sát xây dựng
1. Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
2. Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
3. Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.
Theo đó, Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm:
- Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng;
- Cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu và xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào?
- Thông tư 49/2024 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ năm 2025 thế nào?
- Viết thư chúc mừng năm mới ông bà ngắn gọn hay nhất lớp 4? Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu thế nào?
- Nội quy công trường xây dựng là gì? Mẫu nội quy công trường xây dựng mới nhất? Các yêu cầu bắt buộc đối với công trường xây dựng?
- Mẫu đơn xin xác nhận chấm công mới nhất dành cho người lao động quên chấm công? Tải mẫu tại đâu?