Mẫu phiếu bầu cử Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ mới là mẫu nào? Tải về mẫu phiếu bầu cử Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ mới?
Mẫu phiếu bầu cử Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ mới là mẫu nào? Tải về mẫu phiếu bầu cử chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ mới?
Cá nhân, tổ chức có liên quan có thể tự soạn hoặc tham khảo mẫu phiếu bầu cử Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027 dưới đây:
Tải về Mẫu phiếu bầu cử Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027
Lưu ý:
Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội, do đại hội trực tiếp bầu ra hoặc cấp ủy cấp trên chỉ định theo quy định (trường hợp chi bộ có dưới 9 đảng viên chỉ có Bí thư và Phó bí thư thì không tạo thành chi ủy. Nhiệm vụ lãnh đạo chi bộ được giao cho Bí thư và Phó bí thư).
Chi bộ là cơ quan trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu nộp đảng phí. Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng 1 lần.
(Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011).
Mẫu phiếu bầu cử Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ mới là mẫu nào? Tải về mẫu phiếu bầu cử chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ mới? (Hình từ Internet)
Phiếu bầu cử Chi ủy Chi bộ được xem là hợp lệ và không hợp lệ khi nào?
Phiếu bầu cử được quy định tại Điều 15 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như sau:
Phiếu bầu cử
....
2. Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
- Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) tương ứng với họ và tên của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
- Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc để trống cả hai ô trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý tương ứng với họ và tên của tất cả những người trong danh sách bầu cử có nhiều người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm.
Theo đó, phiếu bầu cử Chi ủy Chi bộ xem là hợp lệ và không hợp lệ được quy định như sau:
- Phiếu hợp lệ là
+ Phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu;
+ Phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý;
+ Phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) tương ứng với họ và tên của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
- Phiếu không hợp lệ là
+ Phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định;
+ Phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc để trống cả hai ô trong danh sách bầu cử chỉ có một người;
+ Phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý tương ứng với họ và tên của tất cả những người trong danh sách bầu cử có nhiều người;
+ Phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử;
+ Phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm.
Hình thức bầu cử trong Đảng gồm các hình thức nào?
Hình thức bầu cử trong Đảng được quy định tại Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như sau:
(1) Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
(2) Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo về công tác đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ dành cho sở GTVT mới nhất 2025?
- Phiếu bổ sung lý lịch Đảng viên mới nhất năm 2025 và cách viết chi tiết? Cách ghi phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên 2025?
- Zalo BHXH Việt Nam là gì? Những hành vi bị cấm khi tương tác trên Zalo BHXH Việt Nam theo quy định?
- Tổng hợp bản kiểm điểm đoàn viên, tập thể chi đoàn cuối năm mới nhất theo quy định? Tổ chức cơ sở Đoàn gồm những tổ chức thành phần nào?
- Bộ Nội vụ thưởng đột xuất 5 lần mức lương cơ sở cho đối tượng nào? Tiền thưởng đột xuất sẽ được thanh toán trực tiếp vào tài khoản lương?