Mẫu Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết mới nhất hiện nay thế nào?
- Mẫu Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết mới nhất hiện nay thế nào?
- Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 11/KT Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết?
- Cơ quan điều tra chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền khi nào?
Mẫu Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết mới nhất hiện nay thế nào?
Mẫu Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết thực hiện theo Mẫu số 11/KT Ban hành kèm theo Quyết định 28/QĐ-VKSTC năm 2023 như sau:
Tải về Mẫu Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết mới nhất tại đây.
Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết (Hình từ Internet)
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 11/KT Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết?
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 11/KT Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 28/QĐ-VKSTC năm 2023 như sau:
1) Phạm vi sử dụng:
Chỉ sử dụng để chuyển các tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
2) Chú thích:
(1) - Ghi tên VKSND chủ quản cấp trên trực tiếp;
(2) - Ghi tên VKSND ban hành văn bản;
(3) - Ghi ký hiệu đơn vị ban hành phiếu chuyển.
(4) - Ghi tên Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố;
(5) - Ghi cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm (hoặc kiến nghị khởi tố);
(6) - Ghi tóm tắt nội dung tố giác, tin báo về tội phạm (hoặc kiến nghị khởi tố);
(7) - Ghi tên VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
(8) - Người ký ghi rõ chức danh, chức vụ theo quy định chung.
- Nếu Phó Viện trưởng ký thay Viện trưởng thì ghi như sau: | KT. VIỆN TRƯỞNG PHÓ VIỆN TRƯỞNG |
- Đối với ký thừa lệnh Viện trưởng thì ký như sau:
+) Ở VKSND tối cao, trường hợp Kiểm sát viên VKSND tối cao, Thủ trưởng đơn vị, ký thì ghi như sau:
TL. VIỆN TRƯỞNG KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO | TL. VIỆN TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG (Ký tên) |
KIỂM SÁT VIÊN CAO CẤP (Ghi rõ tên) |
+) Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên cao cấp ký thì ghi:
TL. VIỆN TRƯỞNG KIỂM SÁT VIÊN CAO CẤP |
+) Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên trung cấp trở lên ký thì ghi:
TL. VIỆN TRƯỞNG KIỂM SÁT VIÊN |
+) Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Kiểm sát viên ký thì ghi:
TL. VIỆN TRƯỞNG KIỂM SÁT VIÊN |
Cơ quan điều tra chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền khi nào?
Cơ quan điều tra chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
...
Theo quy định trên, trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?