Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất? Tải Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở đâu?
- Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất? Tải Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở đâu?
- Để đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần phải có phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đúng không?
- Để thực hiện thủ tục đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần đáp ứng điều kiện gì?
Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất? Tải Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở đâu?
* Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là gì?
Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là mẫu phiếu được lập ra để điều tra về việc phổ cập giáo dục chống mù chữ tại các xã.
Trong mẫu phiếu sẽ nêu rõ thông tin cá nhân của những người được điều tra, còn đi học hay không, năm tốt nghiệp..... và một số thông tin khác.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 20/2014/NĐ-CP thì các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tải Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở đâu?
- Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ file word:
>>> Tại mẫu phiếu tại đây: TẢI VỀ
- Tải mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ file excel:
>>> Tại mẫu phiếu tại đây: TẢI VỀ.
Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất? Tải Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở đâu? (Hình từ Internet)
Để đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần phải có phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đúng không?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:
a) Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
b) Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
c) Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (đối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học); danh sách học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức độ (đối với xóa mù chữ).
2. Hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn bao gồm:
a) Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê;
b) Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.
Theo đó, phiếu điều tra phổ cập giáo dục xóa mù chữ là một trong những giấy tờ để làm cơ sở để báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.
Như vậy, để đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần phải có phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Để thực hiện thủ tục đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 6154/QĐ-BGDĐT năm 2015, thủ tục đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gồm 03 bước:
- Bước 1: Đơn vị cấp xã lập hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Có thể nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.
- Bước 2: UBND cấp huyện xem xét hồ sơ và kiểm tra đơn vị cấp xã.
- Bước 3: UBND cấp huyện ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với xã nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP.
Tuy nhiên, để thực hiện việc đề nghị thì đơn vị cấp xã cần đáp ứng một số yêu cầu và điều kiện sau:
- Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
- Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;
- Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;
- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;
- Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
- Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;
- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1;
- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2;
- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học.
- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
- Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.
- Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?