Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn hướng dẫn Bộ Y tế? Gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng?

Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng mới nhất? Tải mẫu? Hướng dẫn sắp xếp khu vực khám, bố trí nhân lực và trang thiết bị khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng? Gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng?

Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn hướng dẫn Bộ Y tế? Tải mẫu?

Các mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng được quy định tại hướng dẫn tại Mục 2 Chương II Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi" ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2024, bao gồm các mẫu sau:

Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2-3 tháng

Tải về

Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 4-6 tháng

Tải về

Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 7-9 tháng

Tải về

Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10-12 tháng

Tải về

Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13-18 tháng

Tải về

Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến dưới 24 tháng

Tải về

Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn hướng dẫn Bộ Y tế? Gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng?

Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn hướng dẫn Bộ Y tế? Gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn sắp xếp khu vực khám, bố trí nhân lực và trang thiết bị khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng?

Cách sắp xếp khu vực khám, bố trí nhân lực và trang thiết bị khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng được hướng dẫn tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Chương I Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi" ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2024 như sau:

(1) Khu vực ngồi chờ:

- Sắp xếp tối thiểu 30 ghế chờ, có mái che. Mùa hè bố trí quạt điện theo tình hình thực tế tại địa phương; mùa đông bố trí khu vực chờ trong nhà, nếu ở ngoài sân thì cần có bạt chắn gió.

- Có nước uống.

- Chuẩn bị phương tiện và tài liệu truyền thông (nếu có).

(2) Khu vực khám: Bố trí bàn khám:

Nếu kết hợp với buổi tiêm chủng: Bố trí tối thiểu 03 bàn khám cho 01 ekip khám.

Nếu không kết hợp với tiêm chủng: Bố trí tối thiểu 02 bàn khám cho 01 ekip khám.

(3) Trang thiết bị, dụng cụ khám:

- Bàn (có khăn trải bàn), ghế ngồi.

- Giường khám trẻ em.

- Dụng cụ khám: Cân trọng lượng; thước đo chiều cao lúc nằm; ống nghe tim phổi; nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử; bộ khám ngũ quan; búa phản xạ.

- Bộ đồ chơi để kiểm tra sự phát triển tinh thần, vận động.

- Hồ sơ sức khỏe trẻ em (lưu tại trạm y tế); Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em (nếu có).

Gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tháng được hướng dẫn tại tiết 3.2.5 tiểu mục 3.2 Mục 3 Chương II Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi" ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2024 như sau:

(1) Trẻ dưới 6 tháng

- Trẻ cần được bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh.

- Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho trẻ ăn hoặc uống thêm bất cứ loại thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước trắng.

- Bú theo nhu cầu của trẻ. Cho trẻ bú cả ngày và đêm. Bà mẹ nên cho còn bú từ 8-12 lần trong 24h, cách 1-3 tiếng. Trẻ càng bú nhiều và được ngậm bắt vú đúng thì mẹ sẽ càng tiết nhiều sữa.

- Trẻ khóc là dấu hiệu muộn của đói. Bà mẹ cần học để phát hiện những dấu hiệu sớm cho thấy trẻ muốn bú mẹ là:

+ Ngọ ngoạy không nằm yên

+ Mở miệng và quay đầu sang hai bên.

+ Đưa lưỡi ra vào.

+ Mút ngón tay hoặc nắm tay.

- Cần nhận biết các trường hợp bà mẹ không đủ sữa để tìm hiểu nguyên nhân giúp bà mẹ có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ hoặc xác định các tình huống cần hỗ trợ khác để giúp bà mẹ.

- Cho trẻ bú hết một bên bầu vú mới chuyển sang bên tiếp theo để giúp trẻ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối cữ bú.

(2) Trẻ từ 6 đến 12 tháng

- Bắt đầu ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày tuổi).

Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung

- Cho trẻ ăn từ mềm tới đặc (thời gian tập cho ăn bột loãng chỉ từ 2-3 ngày, sau đó cho ăn đặc dần), từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới.

- Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị cho trẻ.

- Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn có sẵn ở địa phương.

- Bát bột, bát cháo của trẻ ngoài bột, cháo ra còn cần thêm nhiều loại thực phẩm khác, tạo nên màu sắc thơm ngon, hấp dẫn và đủ chất.

- Khi chế biến, đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu.

- Tăng thêm năng lượng của thức ăn bổ sung bằng cách cho thêm dầu hoặc mỡ hoặc vừng, lạc (mè, đậu phộng) làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.

- Đảm bảo vệ sinh ăn uống, chế biến thực phẩm cho trẻ để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

- Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, gây ức chế tiết dịch vị, làm trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.

- Khi cho trẻ ăn cần kiên nhẫn, luôn khuyến khích động viên để trẻ ăn tốt hơn.

- Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Thành phần của bữa ăn dặm phải đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thực phẩm cơ bản trong ô vuông thức ăn.

+ Nhóm tinh bột: Bao gồm ngũ cốc và khoai củ, là thức ăn cung cấp năng lượng chính: gạo, mỳ, ngô, khoai.

+ Nhóm chất đạm: Cung cấp protein cho cơ thể chủ yếu là thịt, cá, trứng, sữa... sử dụng các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trẻ dễ hấp thu. Nên phối hợp các protein có nguồn gốc thực vật như các loại đậu đỗ.

+ Nhóm chất béo: Sử dụng phối hợp các loại thực phẩm: mỡ, dầu... Nên sử dụng dầu thực vật, vì có nhiều acid béo không no cần cho sự phát triển thần kinh của trẻ nhỏ.

+ Nhóm vitamin và khoáng chất: Các loại rau, quả chín. Ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất, các thực phẩm này còn nhiều chất xơ, có tác dụng tăng hấp thu các chất dinh dưỡng và chống táo bón.

Khám sức khỏe định kỳ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn hướng dẫn Bộ Y tế? Gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng?
Pháp luật
Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ai phải khám sức khỏe định kỳ khi lái xe? Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được khám sức khỏe định kỳ tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe định kỳ
255 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe định kỳ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe định kỳ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào