Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty? Tải mẫu tại đâu?
- Phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty là gì?
- Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty? Khoản thưởng cho người lao động được quy định thế nào theo Bộ luật Lao động?
- Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như thế nào?
Phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty là gì?
Phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty là một công cụ thu thập thông tin phản hồi từ nhân viên về chế độ lương thưởng, công việc của công ty. Mục đích chính của phiếu khảo sát này là:
(1) Thu thập phản hồi của nhân viên về:
Chế độ lương thưởng
Tính minh bạch của chính sách lương thưởng
Mối liên hệ giữa hiệu suất công việc và thu nhập
Các đề xuất cải thiện chế độ đãi ngộ
Môi trường làm việc
Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Mối quan hệ trong công việc
(2) Giúp công ty:
Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân viên
Cải thiện chính sách nhân sự
Tăng cường sự gắn kết của người lao động
Xây dựng môi trường làm việc tốt hơn
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty? Tải mẫu tại đâu? (Hình từ Internet)
Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty? Khoản thưởng cho người lao động được quy định thế nào theo Bộ luật Lao động?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty.
Có thể tham khảo Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động bao gồm:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Như vậy, thưởng không phải là nghĩa vụ của người sử dụng lao động, trường hợp quy chế thưởng được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác thì khi đó người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ thưởng cho người lao động.
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?
- Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?