Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu?
- Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu?
- Việc thẩm định phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa của giáo viên trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa do ai thực hiện?
- Quy trình tổ chức lựa chọn sách giáo khoa hiện nay được tổ chuyên môn thực hiện như thế nào?
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu?
Sách giáo khoa là xuất bản phẩm gồm nhiều trang giấy được đóng lại thành tập, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông. (theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử)
Sau đây là một số mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm dành cho giáo viên tham khảo để phục vụ công tác góp ý đề xuất chỉnh sửa nội dung sách giáo khoa lớp 3.
- Phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm số 1: TẢI VỀ
- Phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm số 2: TẢI VỀ
- Phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm số 3: TẢI VỀ
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa của giáo viên trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa do ai thực hiện?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên Hội đồng
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng được quy định tại khoản 1 Điều này; Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng (nội dung phân công được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng); Điều hành các cuộc họp của Hội đồng, chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng; kiến nghị bổ sung, thay đổi thành viên của Hội đồng (nếu cần);
- Xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa;
- Chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng;
- Lập biên bản làm việc của Hội đồng;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng;
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
- Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; trường hợp vắng mặt phải có văn bản báo cáo và được Chủ tịch Hội đồng đồng ý;
- Thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn, các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên, danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Theo quy định vừa nêu trên thì Ủy viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa là người sẽ thẩm định các phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa của giáo viên.
Quy trình tổ chức lựa chọn sách giáo khoa hiện nay được tổ chuyên môn thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, tổ chuyên môn tiến hành quy trình tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo các bước sau:
Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
Bước 2: Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
Bước 3: Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó.
Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.
Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.
Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;
Bước 4: Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?