Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?
- Cách viết mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp?
- Trách nhiệm bảo quản, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?
Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Phụ lục 2 được ban hành kèm Quyết định 278/QĐ-TCGDNN năm 2024.
Tải về Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về? (Hình từ Internet)
Cách viết mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp?
Cách viết mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Phụ lục 2 được ban hành kèm Quyết định 278/QĐ-TCGDNN năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Ghi tên Vụ, đơn vị.
Trường hợp Phiếu trình hồ sơ của các Hội đồng, Ban/Tổ chỉ đạo/tư vấn/triển khai... của Tổng cục, ghi tên cơ quan và Ban/Tổ phù hợp. Ví dụ:
TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
HỘI ĐỒNG/BAN/TỔ......
(2) Trích yếu nội dung văn bản: Cần ghi ngắn gọn, khái quát, đại ý chính của sự việc hoặc của văn bản.
(3) Kính gửi: Ghi rõ chức danh người có thẩm quyền ký văn bản, quyết định giải quyết vấn đề.
(4) Độ mật: Người được phân công tham mưu xây dựng văn bản xác định và đề xuất mức độ mật (mật, tuyệt mật, tối mật) cho văn bản (nếu có).
(5) Độ khẩn: Người được phân công tham mưu xây dựng văn bản xác định và đề xuất mức độ khẩn cho văn bản (nếu có).
(6) Phần mở đầu, đặt vấn đề: Nêu lý do hoặc mục đích trình giải quyết hồ sơ. Tại nội dung này cần trích dẫn các văn bản, các ý kiến chỉ đạo của cấp trên; văn bản, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(7) Nội dung sự việc: Ghi tóm tắt nội dung sự việc từ các văn bản đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.
(8) Phần giải quyết vấn đề: Cần nêu rõ căn cứ pháp lý, tài liệu liên quan; tình hình thực tiễn.
(9) Tổng hợp, báo cáo các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có): Báo cáo kết quả lấy ý kiến góp ý bằng văn bản, nội dung đầy đủ các ý kiến thống nhất, không thống nhất, những ý kiến khác.
(10) Đề xuất giải quyết vấn đề: Đưa ra nhận định, chính kiến của mình cụ thể, rõ ràng, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề đặt ra và đề xuất, thuyết minh, giải trình, đối chiếu so sánh và đánh giá các ảnh hưởng, tác động và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn giải pháp, phương án giải quyết.
(11) Ghi rõ chức danh người có thẩm quyền ký văn bản, quyết định giải quyết vấn đề.
(12) Ghi ngày tháng năm trình văn bản.
(13) Người trình (chuyên viên; người được giao soạn thảo văn bản...).
(14) Trưởng phòng chuyên môn (đối với đơn vị có cấp phòng) ghi ý kiến và chịu trách nhiệm về nội dung.
(15) Ý kiến của Phó Thủ trưởng Vụ, đơn vị: Ghi ý kiến của Phó Thủ trưởng đơn vị.
(16) Thủ trưởng vụ, đơn vị: ghi ý kiến và chịu trách nhiệm về nội dung. Trường hợp Thủ trưởng đơn vị đi vắng (hoặc nghỉ phép) thì có thể ủy quyền cho Phó Thủ trưởng đơn vị ký thay
(17) Ý kiến của Văn phòng: về rà soát thẩm quyền, thể thức, hồ sơ trình.
(18) Ý kiến của Phó Tổng cục trưởng phụ trách: Trường hợp Tổng cục trưởng trực tiếp phụ trách thì không cần ô này.
* Lưu ý: Phiếu trình phải được trình bày ngắn gọn, đúng nội dung trọng tâm, định dạng hợp lý (không để lãnh đạo Tổng cục ký vào trang không có nội dung trình hoặc ký vào một trang riêng).
Trách nhiệm bảo quản, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Trách nhiệm bảo quản, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 46 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 278/QĐ-TCGDNN năm 2024, cụ thể như sau:
- Văn phòng có trách nhiệm bố trí đủ diện tích phòng, kho lưu trữ cũng như các thiết bị, phương tiện, điều kiện kỹ thuật cần thiết để bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, cập nhật cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, định kỳ sao lưu dữ liệu.
- Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm bố trí, sắp xếp khoa học hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong kho, thường xuyên kiểm tra, thống kê tài liệu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo quản và khả năng tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?