Mẫu Phụ lục 1 Công văn 5532 kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn? Tải mẫu? Kế hoạch giáo dục được xây dựng thế nào?
Mẫu Phụ lục 1 Công văn 5532 kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn như thế nào? Tải mẫu?
Mẫu Phụ lục 1 kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn (Khung kế hoạch dạy môn học của tổ chuyên môn) được ban hành kèm theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020, có dạng như sau:
Tải về Phụ lục 1 Công văn 5532 kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn.
Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn được xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 thì việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được Hiệu trưởng quyết định, các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học Tải về và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục Tải về.
Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đơn vị được giao chủ trì hoạt động nào xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau:
+ Mục đích, yêu cầu;
+ Nội dung, hình thức và chương trình tổ chức hoạt động;
+ Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các đối tượng tham gia;
+ Thời gian và địa điểm tổ chức;
+ Nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện.
- Thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; định kì sinh hoạt chuyên môn để xây dựng bài học minh họa, tổ chức dạy học và dự giờ để phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh.
Việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn.
Lưu ý:
Mục tiêu chung của việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được quy định tại Mục I Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi là chương trình) linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Mẫu Phụ lục 1 Công văn 5532 kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn? Tải mẫu? Kế hoạch giáo dục được xây dựng thế nào? (Hình từ Internet)
12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được quy định như thế nào?
12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 104 Luật Giáo dục 2019 như sau:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
(3) Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
(4) Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
(5) Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
(6) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
(7) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
(8) Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
(9) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
(10) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
(11) Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
(12) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu chấm thi giáo viên dạy giỏi tiểu học, THCS mới nhất? Giáo viên tiểu học, THCS có bắt buộc thi giáo viên dạy giỏi không?
- Các bên khi tham gia ký kết hợp đồng dự án PPP có được phép điều chỉnh thời hạn hợp đồng không?
- Thời gian công khai báo cáo tài chính nhà nước tỉnh? Các thông tin nào trong báo cáo tài chính nhà nước tỉnh phải được công khai?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên là cán bộ điều động? Hồ sơ đảng viên gồm những giấy tờ gì?
- Ban cưỡng chế thu hồi đất gồm có ai? Ban cưỡng chế thu hồi phải trình phương án cưỡng chế cho ai?