Mẫu phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES là mẫu nào?
- Mẫu phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES là mẫu nào?
- Cá nhân được khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES trong trường hợp nào?
- Trước khi khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES cá nhân phải thông báo với ai?
- Việc kiểm tra và giám sát hoạt động khai thác mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định như thế nào?
Mẫu phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES là mẫu nào?
Mẫu phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES là Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP:
TẢI VỀ Mẫu phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp.
Mẫu phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân được khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES như sau:
Khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES
1. Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục I CITES trong các trường hợp sau:
a) Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
b) Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;
c) Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục II CITES trong các trường hợp sau:
a) Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
b) Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;
c) Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
d) Phục vụ thương mại bền vững theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân có thể khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục I và Phụ lục II CITES trong các trường hợp sau đây:
(1) Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục I CITES để:
- Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
- Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;
- Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(2) Khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc Phụ lục II CITES để:
- Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
- Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;
- Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Phục vụ thương mại bền vững theo quy định của pháp luật.
Trước khi khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES cá nhân phải thông báo với ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về việc khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES như sau:
Khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES
...
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác:
a) Có phương án khai thác theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trước khi thực hiện hoạt động khai thác phải thông báo cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp hoặc thủy sản cấp tỉnh để giám sát thực hiện;
c) Khai thác không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn và phát triển bền vững của quần thể;
d) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và CITES về khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Như vậy, theo quy định, trước khi khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES cá nhân phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp hoặc thủy sản cấp tỉnh để giám sát thực hiện.
Và phải đảm bảo việc khai thác không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn và phát triển bền vững của quần thể.
Việc kiểm tra và giám sát hoạt động khai thác mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES như sau:
Kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I, II CITES
1. Cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, nguồn gốc mẫu vật các loài động vật, thực vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục I, II CITES trên địa bàn.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, nguồn gốc mẫu vật các loài thủy sản thuộc Phụ lục I, II CITES trên địa bàn.
Như vậy, việc kiểm tra và giám sát hoạt động khai thác mẫu vật thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, nguồn gốc mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục I, II CITES trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?