Mẫu Quy chế công tác phí trong doanh nghiệp? 03 Biểu mẫu kèm theo Quy chế công tác phí mới nhất?
Mẫu Quy chế công tác phí trong doanh nghiệp?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan không có quy định cụ thể về Mẫu Quy chế công tác phí trong doanh nghiệp.
Do đó, Doanh nghiệp có thể tự thiết kế Mẫu Quy chế công tác phí phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình.
Hoặc Doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu Quy chế công tác phí dưới đây:
Tải về Mẫu Quy chế công tác phí trong doanh nghiệp
03 Biểu mẫu kèm theo Quy chế công tác phí mới nhất?
Doanh nghiệp có thể tham khảo 03 Biểu mẫu kèm theo Quy chế công tác phí dưới đây:
STT | Tên Mẫu |
1 | Quyết định cử người lao động đi công tác |
2 | Giấy đề nghị tạm ứng |
3 | Giấy đề nghị thanh toán |
Tải về 03 Biểu mẫu kèm theo Quy chế công tác phí mới nhất
Mẫu Quy chế công tác phí trong doanh nghiệp? 03 Biểu mẫu kèm theo Quy chế công tác phí mới nhất? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền ban hành Quy chế công tác phí trong doanh nghiệp?
A. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Căn cứ tại Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 về Giám đốc, Tổng giám đốc
Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
...
Theo đó, đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành Quy chế công tác phí, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
B. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Căn cứ tại khoản 2 Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 về Giám đốc, Tổng giám đốc
Giám đốc, Tổng giám đốc
...
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
...
Theo đó, đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành Quy chế công tác phí.
C. Doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ tại khoản 2 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2020 về Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc:
Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty;
b) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;
...
Như vậy, đối với Doanh nghiệp nhà nước, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành Quy chế công tác phí đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chấp thuận.
D. Công ty cổ phần
Căn cứ tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 về Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
l) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
...
Như vậy, đối với Công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị có quyền Quyết định Quy chế công tác phí.
Trong đó, Giám đốc, Tổng giám đốc công ty là người có quyền kiến nghị Quy chế công tác phí của công ty. (Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?