Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có nêu:
- Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Hiện tại, không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn. Do đó, đơn vị có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn
Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất? (Hình từ Internet)
Quản lý và sử dụng con dấu công đoàn trong công tác văn thư và công tác lưu trữ như thế nào?
Việc quản lý và sử dụng con dấu công đoàn trong công tác văn thư và công tác lưu trữ được quy định tại Mục 4 Quy chế về công tác văn thư và công tác lưu trữ của tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm Quyết định 1668/QĐ-TLĐ năm 2020, cụ thể:
(1) Quản lý và sử dụng con dấu
- Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng con dấu của cơ quan; người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng con dấu của đơn vị mình (nếu có).
- Con dấu của cơ quan, đơn vị phải được bảo quản ở trụ sở cơ quan và giao cho cán bộ văn thư giữ.
Cán bộ được giao giữ con dấu không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền; chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền; phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, đơn vị.
- Bản gốc văn bản do cơ quan ban hành lưu ở văn thư cơ quan phải đóng dấu đầy đủ.
(2) Đóng dấu
- Chỉ người được giao trách nhiệm giữ con dấu mới được quyền đóng dấu; trước khi đóng dấu, phải kiểm tra lại thể thức văn bản, thẩm quyền ký, chữ ký và số bản; đối chiếu chữ ký trong văn bản với chữ ký mẫu đã đăng ký.
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. Biên bản hội nghị cơ quan có từ 2 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.
Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản, phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi khuôn dấu đóng tối đa 5 tờ giấy. Việc đóng dấu giáp lai đối với các văn bản khác, đóng dấu vào phụ lục văn bản do người ký văn bản quyết định. Dấu đóng vào phụ lục văn bản tại trang đầu, trùm lên một phần tên của phụ lục.
- Không được đóng dấu các văn bản, giấy tờ chưa có nội dung hoặc chữ ký của người có thẩm quyền, tài liệu, thư cá nhân để gửi cho các cơ quan, tổ chức hay cá nhân khác.
Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn được sử dụng con dấu riêng trong trường hợp nào?
Căn cứ Mục 23 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành có quy định như sau:
23. Quyền của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp theo Điều 31
23.1. Ủy ban kiểm tra được chủ động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định tại Điều 31 Điều lệ và quy chế, chương trình công tác kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp thông qua; kiểm tra, giám sát đột xuất khi cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm theo quy định.
23.2. Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng đối với các văn bản, báo cáo Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn (đối với Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn); ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cùng cấp; hướng dẫn, chỉ đạo ủy ban kiểm tra công đoàn cấp dưới; trả lời ý kiến hoặc đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.
23.3. Con dấu và giấy tờ liên quan đến con dấu ủy ban kiểm tra công đoàn do cơ quan công đoàn cùng cấp quản lý, việc sử dụng con dấu ủy ban kiểm tra công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn.
Theo quy định trên thì Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng đối với các văn bản, báo cáo Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn (đối với Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn); ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cùng cấp; hướng dẫn, chỉ đạo ủy ban kiểm tra công đoàn cấp dưới; trả lời ý kiến hoặc đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng là gì? Mẫu Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng mới nhất?
- Mẫu báo cáo nhân sự cuối năm và kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho năm sau của công ty dành cho HR?
- Mẫu Biên bản đàm phán hợp đồng xây dựng mới nhất? Khi ký kết hợp đồng xây dựng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
- Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng gồm những gì? Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo Nghị định 175 ra sao?
- Không đóng phạt nguội bị xử lý thế nào 2025? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?