Mẫu Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương? Mẫu hệ thống thang bảng lương mới nhất file Exel? Hướng dẫn cách xây dựng?
Mẫu Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan không quy định cụ thể Mẫu Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương.
Do đó, Doanh nghiệp có thể tự xây dựng, thiết kế Mẫu Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình.
Hoặc Doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương dưới đây:
Tải về Mẫu Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
Mẫu Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương? Mẫu hệ thống thang bảng lương mới nhất file Exel? (Hình từ Internet)
Mẫu hệ thống thang bảng lương mới nhất file Exel?
Doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu hệ thống thang bảng lương mới nhất file Exel dưới đây:
Mẫu hệ thống thang bảng lương mới nhất file Exel số 1 | |
Mẫu hệ thống thang bảng lương mới nhất file Exel số 2 |
Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống thang bảng lương?
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động được quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
(1) Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
(2) Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
(3) Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Trong đó:
A. Về tiền lương
(1) Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
(2) Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Từ 1/7/2024: Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
(Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP)
(3) Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Điều 90, 91 Bộ luật Lao động 2019
B. Cách ghi Bậc trong Thang bảng lương
(1) Cách ghi Bậc 1 trong Thang bảng lương:
Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn Mức lương tối thiểu vùng
Lưu ý: Doanh nghiệp phải tự xác định mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng đối với doanh nghiệp mình:
Tải về BẢNG TRA CỨU LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/7/2024 THEO NGHỊ ĐỊNH 74/2024/NĐ-CP
(2) Cách ghi Bậc 2, 3, 4,... trong Thang bảng lương:
Trước đó, theo quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 145/2020/NĐ-CP) quy định về khoảng cách các bậc lương trong thang bảng lương như sau:
Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
...
2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
...
Tuy nhiên, thì hiện nay Nghị định 145/2020/NĐ-CP không còn quy định bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau tối thiểu là 5%.
Do đó, Doanh nghiệp có thể tự quyết định mức chênh lệch giữa các bậc lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?