Mẫu quyết định cho đảng viên ra khỏi Đảng của huyện ủy (quận ủy, thành ủy, thị ủy)? Tải về mẫu?
Mẫu quyết định cho đảng viên ra khỏi Đảng của huyện ủy (quận ủy, thành ủy, thị ủy)?
Hiện nay, mẫu quyết định cho đảng viên ra khỏi Đảng của huyện ủy (quận ủy, thành ủy, thị ủy) là Mẫu 2-CRKĐ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
Mẫu quyết định cho đảng viên ra khỏi Đảng của huyện ủy (quận ủy, thành ủy, thị ủy) có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định cho đảng viên ra khỏi Đảng của huyện ủy (quận ủy, thành ủy, thị ủy)
Mẫu quyết định cho đảng viên ra khỏi Đảng của huyện ủy (quận ủy, thành ủy, thị ủy)? Tải về mẫu? (Hình từ Internet)
Đảng viên xin ra khỏi Đảng do ai xem xét quyết định?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
Điều 8.
1. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.
2. Các trường hợp trên nếu đảng viên có khiếu nại thì chi bộ báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xem xét.
3. Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.
Như vậy, theo quy định, đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.
Lưu ý: Theo quy định tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 thì:
(1) Người được xét kết nạp lại vào Đảng phải có đủ các điều kiện sau:
- Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
- Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
- Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.
(2) Đối tượng không xem xét kết nạp lại.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
(3) Chỉ kết nạp lại một lần.
(4) Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.
Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên như thế nào?
Căn cứ quy định tại Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng như sau:
11. Xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng
11.1. Việc xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên
a) Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.
Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xoá tên đảng viên.
b) Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xoá tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét theo hướng dẫn tại Điểm 4.6, Mục 4 của Hướng dẫn này.
c) Giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên:
Thực hiện theo Quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
11.2. Đảng viên xin ra khỏi Đảng
a) Đối tượng và thủ tục
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.
b) Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó.
Theo đó, chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Trong trường hợp đảng viên vi phạm tư cách thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
Lưu ý:
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?